Nuôi Chó - Cẩm Nang Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Con Dễ Dàng

Nuôi chó - Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó con, hướng dẫn cách chăm sóc chó con một cách dễ dàng ngay cả đối với những người mới bắt đầu.

Cát Tường Avatar
Viết bởi Cát Tường Thứ Hai, ngày 13 tháng 09, 2021
Nuôi Chó - Cẩm Nang Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Con Dễ Dàng
Nuôi Chó - Cẩm Nang Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Con Dễ Dàng

Chó con cũng như một đứa trẻ bé bỏng, thường sức khỏe của chúng sẽ yếu ớt cần được nhiều sự quan tâm chăm sóc cẩn thận theo chế độ đặc biệt để chúng được phát triển tốt nhất. Do đó, để tránh sự bỡ ngỡ, các chủ nuôi tốt nhất nên trang bị cho mình những kiến thức tổng quát về cách chăm sóc chó con toàn diện cho những bé cưng của mình. Hôm nay, Pety sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó con trở nên dễ dàng hơn cả với những người mới bắt đầu.

Hướng dẫn cách chăm sóc chó con đầy đủ, chi tiết

Chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng bệnh là một trong những cách nuôi chó hiệu quả

Đây là bước đặc biệt quan trọng trong cách nuôi chó con mới đẻ. Có 2 cách phòng bệnh mà bạn cần quan tâm là tiêm vaccine và tẩy giun. Tiêm phòng là việc rất quan trọng, không chỉ để đảm bảo cho chú chó của bạn có sức khỏe tốt chống lại các loại bệnh tật mà còn để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh. Nếu không cho chó đi tiêm phòng, thì bạn và những người xung quanh là những đối tượng dễ lây bệnh nhất, việc này cực kỳ nguy hiểm.

Tiêm Vaccine

Trong giai đoạn mới sinh chăm sóc chó con rất quan trọng, chó con có lượng kháng thể rất thấp nên dễ mắc các bệnh nguy hiểm, cho nên tiêm phòng là bước thiết yếu. Có 3 loại, phòng 3 bệnh, 5 bệnh và 7 bệnh. Nên chọn loại 5 hoặc 7 bệnh vì hiệu quả phòng bệnh cao hơn rất nhiều. Loại 5 bệnh sẽ phòng các bệnh: Care, Pravo, viêm gan truyền nhiễm, phó cúm, ho cũi chó, trong đó 2 bệnh nguy hiểm và dễ gặp nhất là Care và Pravo. Ngoài ra, loại 7 bệnh có thêm Leptospira và Coronavirus.

Chó con khoảng 3 tuần tuổi nên bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, 6 tuần tiêm mũi thứ 2. Thông thường, đến mũi thứ 2 là có thể ngưng nhưng nếu muốn chắc chắn hơn thì có thể tiêm tiếp mũi thứ 3 vào 9 tháng tuổi. Khoảng 12 tuần tuổi có thể tiêm phòng dại và mỗi năm một lần. Bạn có thể mang cún tới các cơ sở thú y để tiêm, giá của mỗi mũi dao động từ 120 – 200 nghìn đồng.

Tẩy giun sán

Cách chăm sóc chó con đầu tiên là tẩy giun cho chó con cần phải thực hiện từ sớm và thường xuyên theo chu kỳ với từng độ tuổi nhất định. Với chó dưới 6 tháng tuổi, nên tẩy giun cho chó mỗi tháng 1 lần, riêng 4 lần đầu tiên tẩy 2 tuần 1 lần, bắt đầu từ 2 tuần tuổi (2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần). Chó trên 6 tháng tuổi cứ 3 – 4 tháng 1 lần cho đến khi được 1 tuổi thì chỉ cần lặp lại mỗi năm 1 lần.

Download app pety

Chế độ dinh dưỡng trong cách nuôi chó con

cách nuôi chó conCho ăn uống đúng cách, đủ dinh dưỡng theo độ tuổi và thể trạng

Cách nuôi chó con phát triển đầy đủ và khỏe mạnh thì khẩu phần ăn của chúng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng như: protein, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, không phải ở giai đoạn nào lượng thức ăn cũng giống nhau.

  • Dưới 3 tuần tuổi là giai đoạn chó con cần được bú mẹ, vì vậy phải cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chó mẹ để chăm sóc chó con. Sau 4 – 5 ngày đầu mới sinh bú mẹ hoàn toàn, có thể cho cún uống thêm sữa ấm.

  • Sau 3 tuần tuổi có thể cho chó ăn cháo loãng, nấu chung với thịt băm và rau xay nhuyễn, đến khi 1 tháng bạn có thể giảm dần lượng nước và cho chúng làm quen với việc ăn cơm.

  • Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi cho ăn 5 bữa 1 ngày đủ chất dinh dưỡng và giảm dần dần còn 2 bữa một ngày khi chó con được 3 tháng.

  • Khi đủ 4 tháng tuổi chúng có thể ăn như chó trưởng thành.

Những thức ăn tuyệt đối cấm với chó con

Dưới 3 tháng tuổi không được cho chó gặm xương vì chúng không thể tiêu hóa được và rất dễ bị hóc. Tránh để thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá nhiều chất béo và đặc biệt kiểm tra thức ăn không bị ôi, thiu. Không nên cho chúng ăn các loại thức ăn như gan, phổi bò và heo vì không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, không để cún của bạn ăn quá no trong mỗi bữa.

Đảm bảo môi trường sống cho chó con

Cần đảm bảo nơi ở của chó con luôn được sạch sẽ, khô thoáng và ấm, lót một lớp vải vừa đủ dưới chỗ nằm, chuồng chó. Những ngày đầu không được để chúng nằm điều hòa hoặc nằm trước quạt vì rất dễ bị cảm lạnh. Thường xuyên vệ sinh nơi ở và thay lớp vải lót. Lưu ý trong 2 tuần đầu tiên không tắm cho cún mà chỉ cần lau nhẹ nhàng bằng vải/ khăn ướt. Khi được một tháng tuổi, bạn nên bắt đầu dạy chúng cách đi vệ sinh, việc này hết sức quan trọng trong cách nuôi chó con vì nếu để lâu chúng sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà rất bất tiện.

Ngoài môi trường sống, người nuôi chó cũng cần phải quan tâm đến sự phát triển tâm lý ở thú cưng. Đặc biệt với những bé mới tách mẹ, nên thường xuyên vuốt ve và chơi với chúng. Nếu cún của bạn có dấu hiệu ủ rũ quá lâu thì rất dễ dẫn đến bỏ ăn, bị bệnh.

Huấn luyện chó con tự lập và nghe lời

chăm sóc chó con

Huấn luyện chó con tự lập và nghe lời

Đây chắc chắn chính là vấn đề khiến những chủ nuôi mới nuôi chó lần đầu tiên còn bỡ ngỡ và thắc mắc. Bạn cần phải lưu ý điểm này để có thể quản lý, dạy dỗ bé dễ dàng hơn. Đối với những chú chó dưới 12 tuần tuổi, bạn không nên quá gay gắt khi thấy chúng không nghe lời. Mọi thứ đều cần phải bắt đầu một cách nhẹ nhàng, và đầy tình yêu thương để cún có thể tiếp thu những gì chúng ta dạy bảo bạn nhé. 

Trên đây là một số lưu ý để bạn có thể chăm sóc chó cưng của mình một cách dễ dàng hơn. Pety tin rằng với tình yêu thú cưng vô bờ bến của chúng ta thì một chút khó khăn ban đầu không thành vấn đề. Bởi vì cách nuôi chó con tốt sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện khỏe mạnh về thể chất tinh thần của bé.

Chia sẻ

Hình đại diện của Cát Tường

Viết bởi Cát Tường

Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020

Partnership & Communication Manager - Pety