Nuôi Chó Con – Cẩm Nang Chăm Sóc Cún Chu Đáo Nhất
Nuôi chó con đòi hỏi sự cẩn thận và kiên nhẫn trong suốt quá trình chăm sóc. Với tình yêu, bé cún của bạn có thể lớn lên thành một bạn đồng hành tuyệt vời đấy!
Mang một bé cún mới về nhà là một cảm giác vừa phấn khích, vừa bồn chồn, nhất là khi đây là bé cún “đầu tay” của bạn. Nuôi chó con đòi hỏi bạn cần có sự cẩn thận và kiên nhẫn trong suốt quá trình chăm sóc. Trong bài viết dưới đây, Pety sẽ làm vơi đi nỗi lo lắng của bạn bằng cách chia sẻ những quy trình chăm sóc cần biết khi nuôi chó con nhé!
Nuôi chó con mới sinh cho đến tầm 8 tuần tuổi
Bất kể nguồn gốc của chú con đến từ đâu, bạn cũng nên đặt ra một số đề mục cần kiểm tra như:
-
Sắp xếp buổi tiêm phòng đầu tiên cho thú cưng,
-
Huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ,
-
Để chó con dần làm quen với gia đình và môi trường sống của bạn.
Ngoài ra, trước khi rước thú cưng về nhà, bạn cũng cần chuẩn bị môi trường sống lành mạnh cho chó con bằng cách:
-
Dự tính khoảng thời gian mà bạn sẽ dành cho chó con mỗi ngày, thêm vào đó, hãy mua đồ chơi để giúp bé cún không bị chán,
-
Mua một cái cũi, hoặc sắp xếp cho chó con một nơi để bé nghỉ ngơi,
-
Cất những món đồ có thể gây hại cho bé cún, hoặc đơn giản là những món mà bạn sẽ không muốn thú cưng gặm khi thấy ngứa răng,
-
Tìm một cơ sở khám thú y uy tín, và mua bảo hiểm y tế cho chó con.
Nuôi chó con từ 8 – 12 tuần tuổi
Đây là thời gian “vàng” của chó con, vì những gì mà bé được dạy và được trải nghiệm trong thời gian này sẽ dần định hình tính cách của bé sau này. Có thể chú chó con của bạn lúc này vẫn chưa được tiêm vaccine, vì vậy, khi cho bé làm quen với môi trường sống, hãy chú ý kỹ với những người, đồ vật hay những bạn thú cưng khác mà bạn cho chó con nô đùa cùng nhé:
-
Nên để chó con “giao lưu” với những thú cưng khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ,
-
Nên trông chừng cẩn thận khi cho chó con ra ngoài để gặp bạn bè hoặc đi dạo quanh,
-
Cho chó làm quen với những phương tiện giao thông trên đường để bé không bị hoảng loạn khi ra đường.
Ngoài ra, bạn cũng nên:
-
Để chó con tự chơi một mình trong một khoảng thời gian ngắn, điều này nhằm tránh việc có hình thành nên tính cách “bám dính” lấy chủ nhân,
-
Bắt đầu áp dụng “thiết quân luật” cho chó con. Thưởng cho chúng khi làm đúng những gì bạn dạy, và lờ đi những hành vi chưa ngoan của bé,
-
Tiếp tục huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách bằng cách thưởng cho các bé khi bạn dần dắt chó con ra ngoài để “giải tỏa”.
Nuôi chó con từ 12 tuần – 24 tuần (6 tháng) tuổi
Chó con của bạn đã có thể tiêm mũi vaccine thứ hai, trong tầm tuổi này, bạn cũng có thể bắt đầu cân nhắc đến việc diệt bọ chét, tẩy giun, hoặc triệt sản thú cưng.
-
Sau khi đã tiêm đủ số mũi vaccine, bạn có thể để chó con giao lưu bên ngoài thoải mái hơn,
-
Bạn cũng có thể dạy chó những mệnh lệnh cơ bản từ thời điểm này,
-
Quá trình huấn luyện khiến chó con rất dễ đuối sức, vì vậy, bạn hãy cho chó con nghỉ ngơi đều đặn; đồng thời, mỗi buổi huấn luyện cũng nên chứa đầy những trải nghiệm vui vẻ và tích cực cho chó con nhé.
Giữ cho mỗi buổi huấn luyện đều vui vẻ và tích cực
Nuôi chó con từ 6 tháng tuổi trở lên
Thời điểm này, hãy tiếp tục huấn luyện thú cưng và khiến cho những giây phút bé ở bên bạn đều đong đầy hạnh phúc bởi sự chăm sóc ân cần nhé.
-
Trao đổi với bác sĩ thú y nếu bạn thấy chó có bất kỳ biểu hiện bất thường nào,
-
Bạn có thể chuyển sang dạy chó những mệnh lệnh nâng cao,
-
Chế độ ăn uống của chó con dần thay đổi và bạn sẽ cần thay đổi sang chế độ ăn cho chó trưởng thành,
-
Nếu bạn chưa triệt sản thú cưng, đây vẫn là một thời điểm tốt để trao đổi lại với bác sĩ thú y về chuyện này.
Bằng cách giữ cho mỗi kỷ niệm đều vui vẻ, bạn có thể nuôi chó con thành một chú chó trưởng thành ngoan ngoãn, hòa đồng và vô cùng năng động. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về cách chăm sóc chó con. Hãy đón chờ các bài blog tiếp theo để biết thêm về thế giới thú cưng cùng Pety nhé!
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety