Cún Nhai, Cắn Phá Đồ Đạc - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bạn có biết, hành vi nhai là bản năng tự nhiên của các chú chó bởi loài miệng là bộ phận cơ thể giúp các chú chó khám phá thế giới và tiếp nhận thông tin. Các bé cún mới lớn nhai để giảm sự đau nhức, ngứa ngáy khi mọc răng. Đối với những bạn chó trưởng thành, việc nhai giúp cho chúng giữ được hàm răng sạch và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cún cưng của bạn cũng sẽ nhai đồ vật xung quanh mỗi khi gặp căng thẳng, buồn chán hoặc thất vọng.

Cát Tường Avatar
Viết bởi Cát Tường Thứ Hai, ngày 20 tháng 12, 2021
Cún Nhai, Cắn Phá Đồ Đạc - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Cún Nhai, Cắn Phá Đồ Đạc - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

 Tại sao cún lại hay nhai, cắn phá đồ đạc?

1. Cún có hành vi nhai đồ khi lo lắng

Để giảm bớt lo lắng, các chú chó thường sẽ nhai đồ vật. Nếu hành động này không được giám sát nghiêm túc thì sẽ diễn ra thường xuyên và trở thành hành vi phá hoại đối với những đồ vật xung quanh.

Những chú chó sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng khi bị bỏ lại một mình (có thể là thường xuyên bị nhốt trong nhà một mình, bị chia cắt với chủ nhân hoặc một người bạn yêu quý,…). Cảm giác cô đơn và bị chia cắt sẽ khiến các chú chó có những biểu hiện và triệu chứng như rên rỉ, sủa, đi tiểu và đại tiện nhiều lần, đi qua lại với trạng thái bồn chồn. Cảm giác lo lắng của các chú chó có thể được hạn chế thông qua đào tạo, dạy dỗ từ những chuyên gia nghiên cứu hành vi loài vật hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp.

2. Thói quen nhai hình thành từ việc cai sữa sớm

Một số chú chó có thói quen nhai các đồ vật bằng vải. Phần lớn những nhà phân tích hành vi ở động vật cho rằng đây là kết quả của việc cai sữa quá sớm khiến các chú chó hình thành thói quen tương tự như việc bú sữa mẹ. Việc của bạn là quan sát xem chú chó của mình có biểu hiện như thế nào trong hai trường hợp sau:

Nếu chú chó của bạn nhai các đồ vật bằng vải nhưng vẫn có thể bị phân tâm khi đùa nghịch với những đồ vật đó, đây có thể chỉ là một hành vi mang tính tò mò hoặc thích thú với chúng.

Tuy nhiên, nếu chú chó của bạn thường xuyên nhai các đồ vật bằng vải và khó bị phân tâm khi đang nhai thì hành vi này là một thói quen khó bỏ. Về bản chất đây là một chứng nghiện hoặc nghiêm trọng hơn là sự ám ảnh khiến các chú chó không thể nào dứt ra được. Chứng ám ảnh này có thể chữa trị được nếu các chú chó được đào tạo để “cai nghiện” từ các chuyên gia hành vi động vật hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp.

3. Cún có hành vi nhai đồ khi đói

Khi bị đói, các chú chó có thể nhai các đồ vật trông có hình dáng hoặc mùi giống như đồ ăn để khỏa lấp tình trạng của mình, đặc biệt là những chú chó đang sử dụng chế độ ăn giảm cân. Những huấn luyện viên và giám sát viên trong quá trình giám sát hoặc huấn luyện các chú chó có thể kiểm soát hành vi này giúp các chú chó đang cực kỳ tham ăn. Tuy nhiên khi thấy chó chó xuất hiện hành vi này, hãy đưa chúng đến cơ sở thú y kiểm tra để đảm bảo chúng khỏe mạnh và không thiếu dinh dưỡng.

4. Cún có hành vi nhai khi căng thẳng hoặc thất vọng

Các chú chó đôi khi sẽ nhai nếu cảm thấy bị căng thẳng. Hành vi nhai với tần suất lớn thường xảy ra khi tình trạng căng thẳng ở các chú chó trở nên nghiêm trọng hơn. Việc cần thiết là xác định các yếu tố gây nên căng thẳng ở các chú chó và giải quyết chúng. Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết hoặc sử dụng phương pháp giải mẫn cảm cho chú chó của mình theo link này.

chó cắn phá đồ đạc

Tại sao cún lại hay nhai, cắn phá đồ đạc?

Bên cạnh đó, chú chó của bạn có cả cảm xúc thất vọng và dễ dàng “trút hết bầu tâm sự” thông qua việc nhai một món đồ chơi yêu thích (hành vi đó có thể trở nên hơi quá khích). Bạn phải luôn nhớ rằng các chú chó rất mẫn cảm nếu như bạn có hành động gì đó khiến chúng thất vọng (có thể là bị bỏ lại một mình, bị nhôt trong nhà quá lâu, không được quan tâm, không có bạn để vui chơi,…). Để giúp chú chó của bạn trở nên vui vẻ, hạnh phúc và hài lòng hơn, bạn có thể đưa chúng đi dạo trong công viên, chăm chỉ vận động cùng chúng và chơi trò chơi hay cho chúng chơi cùng các chú chó khác để kích thích tinh thần.

Giải pháp khắc phục hành vi nhai, cắn phá ở chó

1. Thay thế vật nhai

Các bé cún khi mọc răng sẽ rất “thèm" được nhai, hành động nhai sẽ giúp giảm bớt sự đau nhức và ngứa ngáy.

Sự tò mò và khó chịu trong quá trình mọc răng là những yếu tố thúc đẩy những chú chó con nhai đồ vật. Giai đoạn mọc răng sẽ bắt đầu từ khoảnh tháng thứ 4 ở các chú chó và kết thúc sau tháng thứ 6. Bạn có thể giúp các chú chó con thỏa mãn và giảm bớt khó chịu khi mọc rằng bằng cách cho chúng nhai các đồ vật thích hợp như đồ chơi đông lạnh, viên đá lạnh hay các đồ vật tương tự. Hãy nhớ là không được cho chó con nhai khăn lau đông lạnh vì chúng dễ nuốt những mảnh vải vụn vào bụng.

2. Hãy giám sát cún cưng

Cách tốt nhất để giám sát các chú chó và ngăn chặn hành vi nhai không mong muốn của chúng là sử dụng Tether training. Nếu thấy chú chó của bạn liếm hoặc nhai thứ gì đó mà chúng không nên, hãy cất giọng với sắc thái ra lệnh ngắn gọn như “Nào” hoặc “Ê ê” và chuyển hướng chúng đến những đồ vật có thể nhai. Khi không ở bên cạnh chú chó của mình, bạn có thể đặt chúng vào một chiếc lồng với kích thước phù hợp.

3. Tạo cho cún cưng một không gian phù hợp

Tạo khu vực hạn chế hoạt động 

  • Tạo ra một khu vực hạn chế hoạt động cho cún (có thể là lồng sắt với kích thước phù hợp). Lưu ý là các cửa ra vào được đóng lại hoặc sử dụng cửa nhỏ để những chú chó con có thể ra vào.
  • Để tất cả những đồ vật mà các chú chó không nên nhai ra ngoài tầm với của chúng (đặt lên các kệ cao hơn, trên ghế, trong tủ, ngăn kéo hoặc phòng kín)
  • Bọc tất cả các dây điện hoặc làm cho những chú chó không thể tiếp cận đến những sợi dây nguy hiểm này.

Cho cún nhiều đồ chơi thay thế để nhai

  • Hãy chắc chắn rằng con chó của bạn có nhiều đồ chơi thích hợp, bao gồm cả đồ chơi nhai. Để những chú chó không cảm thấy nhàm chán với những đồ chơi cũ, hãy thường xuyên thay đổi các loạt đồ chơi cho chúng.
  • Chuẩn bị cho chú chó của bạn một khúc xương tự nhiên hoặc ‘bully stick’ (còn được gọi là Pizzle Sticks – dương vật bò được sấy khô và không gây hại cho các chú chó khi sử dụng chúng để nhai) để nhai mỗi tuần. Hãy đảm bảo là khúc xương không được nấu chín vì như vậy dễ bị vỡ và làm chú chó của bạn bị thương. Khi cho chú chó của bạn nhai những đồ vật này, bạn nên giám sát bên cạnh chúng để những chú chó không bị hóc dị vật. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng xương thô, tai lợn hoặc những đồ vật tương tự vì những đồ vật này không tốt cho chúng.

Giải pháp khắc phục hành vi nhai, cắn phá ở chó

Giải pháp khắc phục hành vi nhai, cắn phá ở chó

Tạo hoạt động khác để chơi cùng cún

  • Theo dõi và tìm ra khoảng thời gian trong ngày mà chú chó của bạn nhai nhiều nhất và cho chúng làm việc khác như chơi một trò chơi, vận động hoặc nô đùa cùng các chú chó khác,…

Huấn luyện chó bình tĩnh

  • Dạy chú chó của bạn bình tĩnh là một điều quan trọng vì giúp cho chú chó của bạn nhận biết như thế nào là ổn. Một chú chó buồn chán, thất vọng hoặc kích thích quá mức sẽ tìm đến các đồ vật để nhai và giải tỏa bức xúc.
  • Khi thấy chú chó của bạn nhai một đồ vật nào đó mà chúng không nên nhai, hãy ngăn chúng lại và chuyển hướng sự chú ý của chúng sang đồ vật thích hợp.
Download app pety

Tránh những hành động này Sen nhé!

  • La hét và đánh đập là những phương thức đào tạo phản khoa học mà bạn không nên áp dụng với các chú chó bởi chúng sẽ không nhận biết được mình đã làm sai điều gì và không biết vì sao mình bị trừng phạt. Không chỉ vậy sau đó những chú chó có thể bị tổn thương, sợ hãi, lo âu hoặc tức giận và hành vi nhai ở chúng có thể diễn ra nghiêm trọng hơn. Vậy nên bạn cần cẩn trọng, kiên nhẫn và nhẹ nhàng với chú chó của mình.
  • Sử dụng tay hoặc rọ mõm để hạn chế việc nhai ở các chú chó. Đừng bao giờ dùng nịt chặt hoặc dán mõm của chú chó lại vì việc đó là vô cùng tàn nhẫn.

Hành vi nhai đồ vật ở các chú chó là một việc làm tự nhiên của các chú chó. Những gì chúng nhai phụ thuộc vào bạn và trách nhiệm cũng như sự kiên nhãn dạy dỗ chú chó của bạn sao cho chúng nhận biết được đâu là vật có thể nhai, đâu là vật không nên nhai

Chia sẻ

Hình đại diện của Cát Tường

Viết bởi Cát Tường

Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020

Partnership & Communication Manager - Pety