Cách Chăm Sóc Chó Con - Kỹ Thuật Nuôi Chó Con Khỏe Mạnh
Cách chăm sóc chó con - Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật nuôi chó con khỏe mạnh qua từng giai đoạn, đảm bảo chó con sẽ được phát triển tốt và an toàn.
Chăm sóc chó con là một trong những công việc khó khăn nhất. Những chú chó con mới sinh thường rất yếu ớt và non nớt. Vì thế chúng cần phải có chế độ chăm sóc tốt nhất. Đây là thời điểm mà chó cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận. Để đảm bảo chó con sẽ được phát triển khỏe mạnh và an toàn thì bạn cần biết một số phương pháp, Pety sẽ chỉ cho bạn cách chăm sóc chó con đúng cách để chó cưng của bạn được khoẻ mạnh.
Cách chăm sóc chó con hiệu quả theo từng giai đoạn
Ở mỗi độ tuổi bạn cần có cách chăm sóc chó con khác nhau. Nhưng nhìn chung giai đoạn nào cũng cần tỉ mỉ và cẩn thận cả. Không chỉ cẩn thận tỉ mỉ thôi đâu, bạn cần trang bị kiến thức về dinh dưỡng và cách phòng chữa bệnh cho em nó nữa.
Hãy luôn nhớ rằng chăm sóc cún cưng cũng hệt như việc bạn đang chăm một em bé sơ sinh vậy. Cần cực kỳ nhẹ nhàng và tinh tế. Hãy quan tâm đến em ý mỗi ngày để phát hiện ra những hành động lạ của nó. Vì như vậy bạn dễ kiểm soát các nguy hiểm cho em ý hơn.
Chuẩn bị môi trường sống cho chó con mới sinh
Môi trường sống bên ngoài với 1 chú chó mới sinh khắc nghiệt vô cùng. Không còn được bảo vệ, không còn được tự cấp thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm, không khí lại khác quá nhiều. Nhìn chung chó con phải vật lộn rất nhiều để được sống.
Chó sơ sinh từ trong bụng mẹ ra ngoài có sự thay đổi rất lớn về nhiệt độ cơ thể. Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con phải chịu đựng các điều kiện sống khắc nghiệt. Từ nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn khác khi ở trong bụng chó mẹ.
Thân nhiệt của chó con khi mới sinh tương đối là thấp. Thời gian 1 – 2 tuần sau khi sinh nhiệt độ cơ thể là 34.5 – 36.0 độ C. Ta cần phải duy trì nhiệt độ bằng cách giữ ấm chúng. Vì tỷ lệ chó con chết non trong vòng 1 tuần sau sinh là rất cao. Hãy cẩn thận khi bạn chăm sóc chó con mới đẻ. Như vậy chúng sẽ không bị chết non vì lạnh.
Bạn phải đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên của ổ. Cần sưởi đèn (bóng đèn 40W) cho chó con trong tuần lễ đầu sau khi sinh hoặc giữ ấm cho em nó bằng rơm, quần áo cũ. Bạn chú ý quan sát hành động của chó con là được. Nếu lạnh chúng sẽ tụ vào nhau để giữ ấm. Còn khi nhiệt độ ấm áp chúng tự tản ra tìm chỗ ngủ ngon lành trong ổ. Nhưng cũng cần để ý nếu nóng quá em nó sẽ tỏ ra bí bách khó chịu liền đấy! Vậy nên các bạn đừng quên chú ý nhất cử nhất động của em nó nhé!
Các giai đoạn phát triển của chó con và cách chăm sóc chó con theo từng thời kỳ
Chó con sơ sinh
Chó con mới sinh ra rất mỏng manh cũng giống như một em bé mới chào đời, chúng rất yếu và cần được sưởi ấm, ăn no từ sữa. Những ngày đầu em nó chỉ quấn bên bầu sữa mẹ ngủ rồi bú thôi. Ở giai đoạn này thì mọi thứ của em ý đều chưa phát triển hoàn thiện. Các cử động của em ý chỉ gói gọn trong đạp chân, lắc đầu hay co duỗi người thôi.
Cũng như bao bà mẹ khác, chó mẹ luôn giữ sạch sẽ cho con của mình ở giai đoạn này như một cách chăm sóc chó con hiệu quả. Đến khi nào tự bản thân em ý có thể giữ cơ thể sạch sẽ và làm sạch các vết bẩn thì chó mẹ sẽ thôi. Chó con lúc này chưa thể tự ý thức được việc đi vệ sinh của mình. Nó cũng thúc đẩy chó con đi tiêu, tiểu bằng cách liếm vào cơ quan sinh dục của chó con.
Khi chó con vào giai đoạn 3-7 tháng là việc chăm sóc cần có chút khác biệt. Lúc này bạn cần để ý chó con 1 chút để quan sát điểm khác biệt. Từ đó để đoán được tình trạng sức khỏe em nó có ổn hay không?
Kỹ thuật nuôi chó con sơ sinh
Khi được 9-13 ngày từ lúc sinh chó mới bắt đầu mở mắt. Sau 13- 17 ngày thì chúng mới có thể nghe thấy âm thanh. Tới tận 13 đến 17 ngày sau khi sinh thì mới có thể nghe được.
Nhìn chung là sau 2 tuần tuổi thì em ý mới có thể nghe và nhìn như bình thường được. Cũng có thể chậm hơn 1 vài ngày tùy vào từng cơ thể em cún. Lúc này cũng là lúc răng sữa chó con bắt đầu mọc. Cùng với đó chó con bắt đầu tập đi và ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo. Chúng có thể bắt đầu tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ.
Dần dần thị giác của chó con rõ ràng hơn. Tầm 5 tuần tuổi đã có thể gọi là tinh rồi. Chó con có thể đứng khá vững trong giai đoạn này, đi chập chững trên 4 chân tuy ngắn và vẫn còn loạng choạng vì chưa quen. Như 1 đứa trẻ hiếu động, chúng sẽ ngậm lấy bất cứ thứ gì. Bạn cứ mua cho em nó quả bóng mềm để ngậm và chơi là được để đảm bảo an toàn cho chó cưng.
Khi được 6 tuần tuổi là em ý biết thể hiện cảm xúc bằng mặt và tai rồi đấy! Có nghĩa là em đấy đã lớn và điều khiển được cảm xúc của mình. Bạn cần tách riêng ra cho chó con tự ăn 1 mình. Không còn là sữa hay cháo nữa, lúc này cơm nhão nên được dùng cho em nó. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn cho em ý ăn vặt bằng đồ ăn có sẵn. Ở giai đoạn này các răng sữa đã trở nên bén và nhọn hơn, chó mẹ cũng giảm bớt số lần cho con ăn. Bạn cần chú ý thời điểm cơ thể chó khỏe mạnh để cho em ý tiêm phòng mũi đầu nhé!
Từ 7-19 tuần tuổi thì bộ răng của chó con cơ bản được hoàn chỉnh. Lúc cún khoảng 10 tuần tuổi ta nên tiêm vacxin bệnh mũi lần hai cho chúng. Hầu như lúc này chó con đều đã được cai sữa hoàn toàn và có thể hòa nhập khá tốt với con người. Nếu bạn hay nói chuyện, chăm sóc em nó thì nó khá quấn người rồi đấy!
Giai đoạn chó con được 3 - 16 tháng tuổi
Khi chó con từ 12 tuần – 16 tháng tuổi, chó con thường xuyên nhai gặm, cắn phá những vật dụng của chủ vì ngứa lợi. Bạn có thể chuẩn bị một vài đồ chơi mềm dẻo cho em ý thỏa thích niềm đam mê như: xương da mềm, dẻo dành riêng cho cún con. Đồng thời bạn cần dạy em ý không được gặm cắn vào tay người,chó phải biết rằng việc đó không được phép, dần dần em ý sẽ hiểu điều đó và không phạm phải.
Chó con tròn 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi thì gần như chúng đã học được cách tự lập
Đến khi em nó tròn 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi thì gần như chúng đã học được cách tự lập rồi. Chúng biết đánh dấu lãnh thổ của mình để kẻ khác không thể xâm phạm. Giai đoạn này khá đau đầu đấy! Đây là lúc khó khăn nhất trong cách nuôi chó con để người chủ có thể điều chỉnh các trật tự trong bầy của chú chó, nhất là xác định chỗ được phép tiểu tiện. Nếu bạn có thái độ cứng rắn và dạy chúng cách cư xử tốt vào lúc này, biết cứng rắn và nhẹ nhàng đúng chỗ bạn sẽ đỡ mệt hơn về sau, đừng mềm lòng hay thương hại chúng thái quá.
Chú chó đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện hơn khi đã đủ 18 tháng. Lúc này mỗi con sẽ có 1 nét tính cách riêng. Dù nói vậy nhưng nếu bạn dày công thì vẫn có thể thay đổi được cá tính của em ý. Miễn là uốn nắn cho em nó trước năm 3 tuổi là được.
Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc chó con mà Pety đã thu thập được. Mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc chó con và cùng sống vui vẻ với chú cún đáng yêu của mình. Công việc này tốn nhiều thời gian và công sức rất nhiều. Vì thế hãy chắc chắn là bạn có cả 2 thứ này với tình yêu cún vô hạn nhé!
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety