Chó Đẻ Con - Cẩm Nang Hỗ Trợ Chó Trong Giai Đoạn Sinh Nở

Chó đẻ con - Các dấu hiệu nhận biết chó sắp đẻ, yêu cầu đối với chủ nuôi về việc chăm sóc chó, hướng dẫn cách giúp chó mẹ sinh con dễ dàng hơn

Cát Tường Avatar
Viết bởi Cát Tường Thứ Hai, ngày 13 tháng 09, 2021
Chó Đẻ Con - Cẩm Nang Hỗ Trợ Chó Trong Giai Đoạn Sinh Nở
Chó Đẻ Con - Cẩm Nang Hỗ Trợ Chó Trong Giai Đoạn Sinh Nở

Chó đẻ con và giúp chó sinh con cần lưu ý rất nhiều điều. Nhà bạn đang có chó mang thai, hẳn bạn rất thắc mắc biểu hiện chó sắp đẻ hay những yêu cầu cần thiết cho chủ chó để chuẩn bị cho chó đẻ con phải không nào. Với những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với chó cưng trong khoảng thời gian nhạy cảm này. Hôm nay Pety sẽ hướng dẫn bạn cách hỗ trợ chó trong giai đoạn sinh nở để giúp đỡ những chú chó đáng yêu nhà bạn nhé!

 

Những yêu cầu quan trọng với chủ chó khi có chó sắp đẻ

Nắm chắc ngày phối giống

Bạn phải nắm rõ ngày quan trọng này đồng thời hiểu rõ những các nhận biết chó sắp đẻ để có thể chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như dụng cụ để có thể giúp chó “vượt vũ môn” an toàn.

Theo dõi các dấu hiệu sắp đẻ

Theo dõi các dấu hiệu sắp đẻ và báo cáo bác sĩ thú y thăm khám và tư vấn.

Quản lý chó mẹ

Quản lý chắc chắn chó mẹ khi có dấu hiệu nghi sắp đẻ trước 24 giờ, đề phòng chó mẹ đẻ rơi bỏ chết con mà chủ không biết đỡ đẻ cho chó

Chuẩn bị trước khi chó đẻ con

Chuẩn bị ổ đẻ, thuốc sát trùng, panh kẹp máu, khăn bông sạch, vệ sinh khu vực đẻ,… trong trường hợp không có hỗ trợ của bác sĩ thú y.

Dùng thuốc kích đẻ Oxytoxine tiêm phải có chỉ định của Bác sĩ Thú y, đỡ đẻ cho chó

Bất cứ dấu hiệu bất thường nào: chảy máu quá nhiều, rặn đẻ không ra con, ngôi thai ngược, mẹ yếu suy kiệt,… phải báo bác sĩ thú y khám cấp cứu. 

Sát trùng dụng cụ

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này chính là khâu sát trùng dụng cụ, hãy đảm bảo các vật tham gia vào quá trình này đã được khử trùng bằng cồn 70 độ hoặc cồn iot 5% và đeo bao tay y tế trước khi thực hiện thao tác bạn nhé.

Các bước chuẩn bị để đỡ đẻ cho chó

Các bước chuẩn bị để đỡ đẻ cho chó

Chó đẻ con - Các bước chuẩn bị để đỡ đẻ cho chó

  • Trước khi đẻ 24 giờ đã có sữa màu trắng đặc trưng. Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm (sụt bụng). Có phản xạ ỉa đái nhiều lần (ỉa són, đái giắt). Nếu trước đó chó ăn no, có thể nôn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.

  • Từ 12-2 giờ trước khi đỡ đẻ cho chó: Kiểm tra thân nhiệt (trực tràng), nhiệt độ hạ thấp dao động từ 36.7- 37.5°C chó có thể run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh hoặc bị ướt mưa lũ. Chó đi lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to nhìn chủ cầu xin, không muốn xa rời chủ. Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.

Download app pety

Chó đẻ con - Nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ

  • Đầu vú của chó sẽ trở nên lớn hơn khi gần đến ngày sinh do sữa sắp về. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trong vài ngày trước khi sinh hoặc ngay khi việc sinh nở bắt đầu, vì thế, hãy quan sát thật kỹ lưỡng.

  • Âm hộ chó sẽ bắt đầu nở ra vài ngày trước lúc sinh.

  • Thân nhiệt của chó cũng sẽ giảm một vài độ vào khoảng 24 giờ trước khi sinh. Hãy đo nhiệt độ cơ thể chó mẹ vào mỗi sáng trong một hay hai tuần cuối của thai kỳ để biết được thân nhiệt bình thường của nó. Để tiến hành đo thân nhiệt chó, bôi trơn nhiệt kế trực tràng và đưa đầu nhiệt kế vào sâu khoảng 1 cm trong trực tràng. Để yên trong vòng ba phút để có được số liệu chính xác. Nhiệt độ bình thường của chó mẹ sẽ ở vào khoảng 38,3 đến 39,2 độ C. Nếu thấy thân nhiệt chó giảm đi một vài độ, đây là dấu hiệu cho thấy chó sẽ sinh trong khoảng 24 giờ tới hoặc ít hơn.

  • Khi sắp sinh, chó có thể thở hổn hển, rên rỉ, đi quanh quẩn như thể đang khó chịu, hoặc lẩn trốn. Chó cũng có thể bỏ ăn và bỏ uống, nhưng chắc rằng bạn cung cấp nước đầy đủ cho nó.

Chó đẻ con - Hướng dẫn cách hỗ trợ khi chó đẻ con

Hướng dẫn cách hỗ trợ khi chó đẻ con

Hướng dẫn cách hỗ trợ khi chó đẻ con

Đầu tiên hãy chờ đợi những cơn co thắt tử cung của chó 

Bạn rất dễ nhận biết khi chó đau đẻ: cơn co thắt sẽ xuất hiện như những đợt sóng gợn lên trên bụng chó. Nếu nhận thấy cơn co thắt và dự cảm rằng chó sắp sinh, bạn hãy dẫn chó vào khu vực ổ và giám sát nó từ xa. Nhiều chú chó sẽ đẻ con vào ban đêm để có được sự yên tĩnh tuyệt đối. Bạn không cần phải can thiệp, nhưng nên bắt đầu để ý đến thời gian của những cơn co thắt và sự ra đời của cún con.

Giám sát quá trình sinh đẻ

Bạn nên quan sát từ một khoảng cách vừa phải và không nhúng tay vào trừ khi cần thiết. Bạn sẽ thấy cơn co thắt của chó mẹ ngày càng thường xuyên và/hoặc rõ rệt ở thời điểm cận sinh. Có thể chó sẽ đứng dậy, điều này là tốt, đừng bắt nó phải nằm xuống.

Lưu ý đến mỗi đợt sinh

Khi chó bắt đầu sinh, bạn cần quan sát kỹ càng mỗi lần sinh và dè chừng những dấu hiệu nếu có vấn đề. Chó con có thể chui phần đầu hoặc đuôi ra trước; cả hai tư thế đều bình thường. Chó mẹ sẽ kêu ăng ẳng và rên rỉ khi chó con được sinh ra, đây là điều đáng mong đợi. Nhưng nếu chó mẹ bắt đầu tỏ ra đau đớn quá mức hay bất thường, gọi cho bác sĩ thú y của bạn ngay.

Thông thường, một chú cún sẽ xuất hiện cách nhau ba mươi phút hoặc hơn sau khoảng 10 đến 30 phút co thắt dữ dội, (mặc dù thậm chí thời gian chó mẹ sinh các chó con có thể cách nhau đến 4 giờ). Gọi cho bác sỹ nếu không có chú cún nào xuất hiện trong vòng 30-60 phút diễn ra các co thắt mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên liên lạc với bác sĩ nếu như đã hơn bốn giờ kể từ lần cuối chó mẹ đẻ chó con và bạn biết vẫn còn chó con chưa ra được.

Giám sát từng chú cún ra đời

Tuy không cần thiết phải can thiệp, nhưng hãy để mắt đến mỗi chú chó được sinh ra và dè chừng những dấu hiệu của vấn đề khi chó đẻ con. Khi chó mẹ hạ sinh, chó con sẽ nằm trong một bọc ối; chó mẹ sẽ xé bọc nước ra, nhai dây rốn rồi liếm cún con. Tốt nhất là chúng ta nên để chó mẹ thực hiện thiên chức của mình mà không nhúng tay vào, vì đây là một phần trong trải nghiệm gắn bó giữa chó mẹ và chó con.

Tuy nhiên, nếu chó mẹ không xé bọc ối trong khoảng thời gian từ hai đến bốn phút, bạn cần nhẹ nhàng mở bọc ối bằng tay sạch. Làm sạch chất dịch khỏi mũi và miệng chó con, sau đó xoa mạnh chú chó một cách từ tốn để kích thích hô hấp.

Chắc rằng thân nhiệt của chó con ấm áp, đừng can thiệp trừ khi bạn nhận thấy có vấn đề. Tử vong sơ sinh (chẳng hạn như chết lưu hay cún con chỉ sống được vài giờ hoặc vài ngày) là hiện tượng thông thường gắn liền với hầu hết động vật hữu nhũ đẻ con, vì thế hãy chuẩn bị cho khả năng này. Nếu bạn thấy một chú chó con mới sinh nhưng không thở, cố gắng làm sạch miệng của nó và kích thích bằng cách xoa người xem liệu chú chó có thở hay không.

 

Trên đây là cách hỗ trợ chó trong giai đoạn sinh nở mà Pety thu thập được. Hãy đảm bảo sức khỏe của gia đình nhà chó cưng bằng cách tìm hiểu những thông tin bổ ích giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để chào đón những sinh linh mới cho ngôi nhà của mình.

Đặt hẹn chăm sóc thú cưng tiện lợi với Pety care

Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!

App Pety: https://link.pety.vn/download

Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005

Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168

Chia sẻ

Hình đại diện của Cát Tường

Viết bởi Cát Tường

Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020

Partnership & Communication Manager - Pety