Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ Có Khó Không?

Cún cưng ở mỗi thời điểm lại có cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nhất là với những em cún mới đẻ, sen lại càng phải dành ưu ái hơn và chú ý những điều sau:

Pety Avatar
Viết bởi Pety Thứ Năm, ngày 13 tháng 02, 2020
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ

Không cắt dây rốn ở cún con

Cắt dây rốn trước khi vách đàn hồi là nơi chứa các mạch máu co ngót lại có thể gây xuất huyết. Dây rốn sẽ sớm khô lại, co ngót và rụng đi đồng thời cũng không cần thiết phải bôi thuốc nhiễm trùng vào rốn cún con và gốc nhau thai. Nếu ổ đẻ được giữ vệ sinh tốt thì sen sẽ không phải lo lắng đến việc rốn bị nhiễm trùng.

Thay khăn tắm và giấy báo cũ trong ổ đẻ

Điều quan trọng là phải giữ ổ đẻ sạch sẽ sau khi cún con ra đời tuy nhiên sen cần cẩn thận để tránh làm phiền chó mẹ quá nhiều. Khi cún mẹ đi vệ sinh bạn có thể thay thế vật liệu lót đã bẩn ra ngoài. Hãy vứt bỏ giấy báo bẩn và thay thế bằng giấy mới khi có cơ hội.

Download app pety

Để cún mẹ và các cún con tạo sự gắn kết trong 4-5 ngày đầu tiên

Những ngày đầu tiên của cún con là thời gian quan trọng để tạo sự gắn kết với mẹ chúng. Sen cố gắng không động vào các em cún trong những ngày đầu tiên. Hạn chế di chuyển cún con và chỉ di chuyển cún con khi bạn cần vệ sinh hộp thường từ ngày thứ ba.

Kiểm tra thân nhiệt cún con

Sen có thể dùng tay sờ cơ thể chúng, cún bị lạnh sẽ tạo cảm giác mát khi chạm tay vào, nó cũng không phản ứng và rất im lặng khi bị chạm. Cún bị nóng thường có tai và lưỡi đỏ. Chúng cựa quậy bất thường nhằm cố gắng tránh nguồn nhiệt nóng. Thân nhiệt cún con lúc mới sinh thường vào khoảng 34,5 - 37,2 độ C. Nhiệt độ này sẽ tăng lên 37,8 độ C khi cún được 2 tuần tuổi. Nếu đang sử dụng đèn làm ấm bạn phải định kỳ kiểm tra da cún để tránh bị bong tróc hay đỏ và tắt đèn nếu tình trạng này xảy ra.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Cún con mới sinh không thể tự điều hòa thân nhiệt nên chúng dễ bị lạnh. Nếu không có cún mẹ ở đó bạn cần cung cấp nguồn nhiệt cho chúng. Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho bạn cảm thấy thoải mái khi mặc quần đùi và áo thun. Cung cấp thêm nhiệt vào chỗ cún con nằm bằng cách đặt đệm làm ấm dưới vật liệu lót. Điều chỉnh nhiệt ở mức vừa phải để tránh quá nóng. Cún con không thể tự di chuyển sang chỗ khác nếu bị nóng.

Cân cún con hằng ngày

Sen sử dụng cân điện tử cầm tay để cân cún con hằng ngày trong 3 tuần đầu tiên. Ghi lại khối lượng từng con để đảm bảo chúng khỏe mạnh và nhận đủ chất dinh dưỡng. Sử dụng chất tiệt trùng gia dụng để vệ sinh mặt cân, sau đó lau khô. Theo dõi mức tăng cân ổn định mỗi ngày. Tuy nhiên bạn không nên lo nếu có ngày cún không lên cân hoặc giảm nửa lạng. Em cún vẫn ổn nếu còn linh hoạt và ăn uống bình thường, bạn có thể chờ đến hôm sau để cân lại.

Không để khách mang mầm bệnh đến

Sen biết không, khách đến xem cún con thường là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Giày và tay của họ có thể mang vi khuẩn hoặc virus. Hãy yêu cầu khách tháo giày để ngoài trước khi vào phòng nơi cún mẹ đang nuôi con, rửa sạch tay hoàn toàn bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào hay bế cún con. Tuy nhiên bạn phải hạn chế sờ hay di chuyển cún con

Không để động vật không phải thú nuôi trong nhà lại gần

Các động vật khác có thể mang mềm bệnh và vi khuẩn nguy hiểm cho cún con mới sinh. Cún mẹ mới đẻ cũng rất dễ nhiễm bệnh, từ đó có thể lây cho cún con. Vì vậy sen không được để các động vật không phải thú nuôi trong nhà mình lại gần trong vài tuần đầu tiên sau khi cún đẻ.

Đặt hẹn chăm sóc thú cưng tiện lợi với Pety care

Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!

App Pety: https://link.pety.vn/download

Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005

Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168

Chia sẻ

Hình đại diện của Pety

Viết bởi Pety

Là thành viên Pety kể từ Thứ Hai, ngày 23 tháng 12, 2019

Ứng dụng thú cưng tiên phong tại Việt Nam