Xổ Giun Và Ngăn Ngừa Ký Sinh Trùng Trên Thú Cưng
Với chủ đề "Xổ Giun Và Ngăn Ngừa Ký Sinh Trùng Trên Thú Cưng", Pety đã mời đến bác sĩ thú y Đinh Hương Diễm - hiện là chuyên viên tư vấn kỹ thuật nhánh thú cưng công ty Elanco Việt Nam. Bác sĩ Diễm sẽ giải đáp tất tần tật các thắc mắc của các Sen về chủ đề này nhé!
1. Tìm hiểu về bệnh "Ký sinh trùng máu" ở chó
Tình huống:
Câu hỏi đầu tiên đến từ bạn Hòa An với nội dung như sau: “Xin chào bác sĩ ạ, sắp tới mình có dự định rước một bé Gâu Đần (Golden) về nhà. Vì là một “tấm chiếu mới” trong việc làm Sen nên mình cũng đã tham gia vào các group Yêu chó trên Facebook. Gần đây mình nghe một chị trên đó tâm sự về bệnh “Ký sinh trùng máu ở chó”, chị đó bảo rất nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là các bé cún con. Mình nghe tên bệnh cũng rất sợ, căn bệnh này cần phòng ngừa như thế nào ạ? Khi rước cún về mình có cần cho uống thuốc hay tiêm phòng để ngừa bệnh này hay không?”
Bác sĩ trả lời:
Xin chào bạn Hòa An, xin cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn. Mình xin được trả lời như sau:
Nhiễm ký sinh trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm
Ký sinh trùng máu trên chó là một bệnh khá phổ biến ở tất cả các độ tuổi của cún cưng, bệnh lây qua ve, muỗi nhưng thường gặp nhất là các loại ký sinh trùng lây qua ve…. - có nghĩa ve là vật chủ trung gian truyền lây từ bạn chó này sang bạn chó khác khi hút máu. Nghe đến tên thì các bạn cũng biết mức độ nghiêm trọng của nó rồi phải không, những KST máu này phá vỡ hồng cầu, giảm tiểu cầu thiếu máu, sảy thai, và gây tử vong.
Phòng ngừa là trên hết
Điều trị ký sinh trùng máu tốn nhiều thời gian và kinh phí, kèm theo đó là các “boss” phải chịu đựng rất lâu. Do đó phòng ngừa là chủ yếu. Để phòng ngừa loại bệnh này thì chúng ta cần thực hiện tốt việc phòng ngừa ngoại ký sinh trùng là ve, hạn chế tối thiểu việc cún cưng bị ve đốt cắn. Việc phòng ngừa ve cần thực hiện trên cả Boss và môi trường sống của chúng, sử dụng thuốc phòng ngừa ve còn phải đi đôi với việc tiêu diệt ve từ bên ngoài môi trường. Bởi nói một cách dễ hiểu ve giống như muỗi vậy, chúng tồn tại ngoài môi trường rất nhiều. Và ký sinh trùng máu cũng như bệnh sốt rét trên người. Ngoài ra chúng ta còn nên cân đối dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho boss của mình chống lại mầm bệnh nguy hiểm này. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc sử dụng để điều trị và phòng ngừa ve. Cá nhân mình thường khuyên khách hàng sử dụng sản phẩm vòng đeo ve Kiltix và dung dịch tắm, xịt môi trường Bayticol. Vòng đeo ve Kiltix có thể phòng ngừa ve lên đến 6 tháng và rất an toàn kể cả với các boss đang mang thai. Bayticol xịt môi trường, đảm bảo ve không có cơ hội tìm đến boss. Kết hợp hai sản phẩm này có thể giảm tối thiểu khả năng nhiễm ký sinh trùng máu.
2. Nhiễm giun sán ở mèo
Tình huống:
Câu hỏi tiếp theo đến từ bạn Vy Anh với nội dung: “Xin chào chị Hương và các bạn đang theo dõi chương trình Expert Talks, dạo gần đây em phát hiện mèo nhà em ị ra những con giun dài và mỏng dính. Đáng nói là em đã tự xổ giun cho bé tại nhà cách đây 1 tháng, nhưng không hiểu sao vẫn còn ạ. Em rất lo lắng, không biết nguyên nhân của việc còn giun sót lại là gì? Em có thể cho bé xổ giun tiếp được không? Xin chuyên gia trả lời giúp em ạ!”
Bác sĩ trả lời:
Xin chào bạn Vy Anh, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chương trình. Theo bạn mô tả mình đang nghi ngờ mèo nhà bạn đã nhiễm sán dây.
Sán dây tương đối khó điều trị và tồn tại dai dẳng cũng như khi đã điều trị tỉ lệ tái nhiễm rất cao, do sán dây truyền lây vào cơ thể mèo qua bọ chét, ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất thường gặp trên mèo.
Sán dây truyền lây vào cơ thể mèo qua bọ chét, ngoại ký sinh trùng
Bạn hoàn toàn có thể tiếp tục xổ giun bằng các loại thuốc có chứa thành phần tiêu diệt sán dây chẳng hạn như Drontal all wormer for cat. Thuốc này an toàn với mèo con từ 6 tuần tuổi, mèo trưởng thành và mèo mang thai giai đoạn ⅓ cuối thai kỳ.
Ngoài ra bạn nên kiểm tra xem bé mèo của bạn có đang nhiễm bọ chét không nhé. Chúng ta cần tiêu diệt cả mầm bệnh và vật truyền lây bệnh cho mèo. Nếu vẫn còn nghi ngờ bạn nên mang bé mèo và mẫu phân đi xét nghiệm tại các phòng khám và bệnh viện thú y uy tín để có kết quả chính xác.
3. Ve chó và cách xử lý
Tình huống:
Câu hỏi cuối cùng của ngày hôm nay đến từ user Hoàng Long với nội dung: “Câu chuyện muôn thuở đây mọi người ạ, mình có nuôi một con cún Nhật, lông ẻm dài, khá mượt mà và thơm tho do mình cũng tắm thường xuyên cho ẻm. Chỉ bị cái là ẻm bị ve rất nhiều, mình đã dùng đủ phương pháp: từ bắt ve bằng tay đến xịt thuốc rồi nhỏ gáy, thậm chí là tiêm chống ve luôn nhưng những cách đó chỉ hết 1 thời gian ngắn, ve sẽ quay lại ngay. Đến nỗi mà mình nản lắm, không biết đối phó với lũ ve rận này như thế nào nữa. Xin bác sĩ cho mình lời khuyên trong việc trị ve rận cho ẻm, chứ mình thấy em suốt ngày gãi, đôi khi tự cắn chỗ ngứa đến chảy máu thì xót xa lắm ạ! Mình cảm ơn trước nhé!”
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn Hoàng Long, cảm ơn câu hỏi của bạn.
Ve là ngoại ký sinh trùng khiến rất nhiều chủ nuôi đau đầu bởi chúng thực sự khó tiêu diệt cũng như ảnh hưởng lên thú cưng là rất lớn. Cũng như phần trả lời cho câu hỏi số 1, để điều trị và phòng ve cần thực hiện ở hai nơi đó là trên cơ thể chó và môi trường sống, bạn nhỏ gáy, xịt thuốc, tiêm ngừa ve đều là hình thức thụ động, là khi ve đã bò lên trên cơ thể hút máu, dinh dưỡng chúng mới bị tiêu diệt bởi thuốc, điều quan trọng là môi trường sống của chúng có tồn tại ve hay không? Có cơ hội cho ve xuất hiện và bám vào cơ thể Boss hay không?
Ve chó gây ảnh hưởng rất lớn đến cún cưng
Mình cũng xin đưa ra lời khuyên về cách điều trị ve giống như câu hỏi 1: Sử dụng vòng đeo ve Kiltix và thuốc phun xịt môi trường Bayticol. Trên thị trường hiện nay cũng có các sản phẩm viên thuốc dạng uống điều trị ve, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên dưa boss của mình đi khám tổng quát, xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan thận để đánh giá tình hình sức khỏe cũng như khả năng chuyển hóa thuốc nhé.
Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!
App Pety: https://link.pety.vn/download
Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005
Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety