Sơ Cứu, Cấp Cứu Tại Nhà Cho Thú Cưng

Cách sơ cứu, cấp cứu tại nhà cho thú cưng trong trường hợp khẩn cấp theo hướng dẫn của bác sĩ thú y uy tín. Hãy cùng Pety theo dõi bài viết sau đây nhé!

Peties Avatar
Viết bởi Peties Thứ Hai, ngày 13 tháng 12, 2021
Sơ Cứu, Cấp Cứu Tại Nhà Cho Thú Cưng
Sơ Cứu, Cấp Cứu Tại Nhà Cho Thú Cưng

 Đến với chủ đề "Sơ cứu, cấp cứu tại nhà cho thú cưng", bác sĩ thú y Hồ Lê Kiều Diễm sẽ hướng dẫn cho tất cả các bạn cách chăm sóc khi thú cưng bị thương. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thú y, chắc chắn chị Diễm sẽ giải đáp được hết tất cả thắc mắc của các Sen đấy!

Cách sơ cứu, cấp cứu tại nhà khi thú cưng bị thương, chảy máu 

Tình huống:

Em chào bác sĩ, nhà em có 2 nhóc cún, một đứa là poodle, một đứa là chó Nhật. Hai bé khá hòa thuận, nhưng đôi khi cũng có xung đột và cắn nhau. Đã có lần bé poodle bị rách da và chảy máu khá nhiều. Nếu trong trường hợp không thể đưa đi thú y ngay lập tức và bé có vết thương hở, chảy máu thì phải sơ cứu như thế nào? Mong bác sĩ có thể giúp em giải đáp.

Bác sĩ trả lời:

Trong trường hợp chảy máu do rách da do vết cắn thì mình có thể sử dụng thuốc đỏ (Povidine) hoặc nước muối sinh lý rửa vệ sinh vết thương, sử dụng gạc (mua ở hiệu thuốc tây) đè vào vị trí chảy máu để giữ áp lực trong khoảng 3p rồi kiểm tra xem đã hết chảy máu chưa hoặc có thể sử dụng băng keo quấn vết thương lại để cầm máu (chú ý ko siết băng quá chặt). Nếu vết cắn ở gần khu vực mạch máu lớn hoặc chảy máu nhiều và việc băng ép không thể xử lí được thì vẫn cần băng bó lại tránh cho máu chảy vương vãi (thú nhất nhiều máu gây sốc) rồi chở đến phòng khám thú y gần nhất.

Cách sơ cứu, cấp cứu tại nhà khi thú cưng bị ngộ độc thức ăn, ăn phải bả

Tình huống:

Chào bác sĩ ạ, nhà em có nuôi một bé chó và một bé mèo. Tuy em chưa gặp tình huống này bao giờ nhưng em vẫn rất sợ các bé nhà mình ăn bậy bạ và ngộ độc. Đặc biệt là bé mèo rất hay bắt gián và cắn xé. Trong tình huống bé ngộ độc thức ăn em cần phải làm gì ạ? Nhà em ở quê và thú y cách rất xa luôn ạ.

làm gì khi chó bị ngộ độc

Phải làm gì khi thú cưng ngộ độc thức ăn hoặc ăn phải bả?

Bác sĩ trả lời:

Triệu chứng ngộ độc thức ăn: nôn ói, tiêu chảy, lờ đờ mệt mỏi, thiếu nước. Nặng có thể gây co giật, các triệu chứng thần kinh như mất cân bằng vận động…Trong trường hợp không quá nghiêm trọng, chủ nuôi có thể cho thú nghỉ ngơi, nhịn ăn trong vòng 24h để cắt cơn ói, nếu sau 24h thú không nôn ói nữa thì có thể cho uống ít nước và thức ăn, nếu vẫn tiếp tục nôn ói nhiều lần thì nên đến gặp bác sỹ thú y. Những thức ăn của người thường sẽ gây ngộ độc ở chó, nên phải đảm bảo chó nhà bạn ko thể lục thùng rác để ăn lại phần đồ ăn thừa chủ bỏ đi. Nếu thú ăn phải bã hoặc những thức ăn gây độc, chủ nuôi phải giữ bình tĩnh, gây nôn cho thú càng nhanh càng tốt, có thể sử dụng oxygià 3% liều lượng 5ml/5kg cho uống (ở chó, tránh sử dụng trên mèo vì có thể tổn thương thực quản, loét ruột, xuất huyết ruột), chó sẽ nôn trong vòng 15p, nếu sau 30p ko có dấu hiệu nôn thì lặp lại thêm lần nữa, nếu vẫn không nôn thì nên nhanh chóng đưa đến bác sỹ thú y. Có vài chất độc không nên kích nôn cho thú khi thú ăn/liếm phải như nước lau sàn nhà, pin (có thể gây mòn/thủng thực quản nếu nôn ói ra), bột giặt, thuốc của người…  có thể xử lí nhanh bằng các cho uống nước/sữa để pha loãng hàm lượng chất gây độc và đưa thú đến pkty gần nhất để bs chỉ định điều trị.

Download app pety

Cách sơ cứu, cấp cứu tại nhà khi thú cưng bị nôn ói

Tình huống:

Em có 2 bé mèo và 1 bé cún ạ. Các bé mèo nhà em đôi khi hay bị nôn ói. Em cũng không biết nguyên nhân là gì vì mỗi lần nôn xong các bé đều bình thường chứ không bị sao cả ạ. Tuy nhiên em cũng khá lo lắng về tình trạng nôn của các bé. Bác sĩ cho em hỏi mèo bị nôn có sao ko ạ? Khi nào nhận biết được đó là tình trạng nguy hiểm? Và cần xử lý như thế nào?

làm gì khi mèo bị nôn

Cách sơ cứu, cấp cứu tại nhà khi thú cưng bị nôn ói

Bác sĩ trả lời:

Có nhiều nguyên nhân gây nôn ói ở chó mèo, màu sắc dịch nôn cũng chỉ ra vài nguyên nhân dẫn đến bệnh. Dịch ói màu vàng thường do nhịn đói lâu hoặc trào ngược dịch mật, acid dạ dày, dịch ói màu trắng có bọt thường cũng do đói hoặc trào ngược acid dạ dày, ngoài ra lâu ngày không tẩy giun cũng sẽ gây nôn ói bọt trắng. Dịch ói màu đỏ thì có khả năng xuất huyết, tổn thương do dị vật, loét dạ dày. Dịch ói màu đen có thể là màu thức ăn, loét tổn thương đường ruột. Phân biệt được màu sắc dịch nôn cũng giúp chủ nuôi phần nào đánh giá được mức độ nghiêm trọng bệnh của thú. Nếu thú nôn ói thì nên cho thú nhịn ăn/uống và nghỉ ngơi, giúp cắt cơn nôn ói, nếu ói liên tục trên 10 lần/ 1h thì nên đưa đến pk kiểm tra, còn nếu ói 1-2 lần thì có thể theo dõi tại nhà, xổ giun nếu đến hạn.

Chia sẻ

Hình đại diện của Peties

Viết bởi Peties

Là thành viên Pety kể từ Thứ Bảy, ngày 01 tháng 02, 2020

Yêu Chó Nghiện Mèo