Chăm Sóc Mèo Đẻ - Cẩm Nang Chăm Sóc Mẹ Mèo Hiệu Quả
Chăm sóc mèo đẻ - Cẩm nang hướng dẫn chăm sóc mèo trước và sau khi sinh, những lưu ý quan trọng cho mèo mẹ mèo con trong thời kỳ sinh sản an toàn và hiệu quả.
Chăm sóc mèo đẻ là bài toán khó cho chủ nhân nuôi mèo. Nếu mèo nhà bạn tự dưng mất tích trong 1 – 2 ngày, khi trở về nhà thì kêu thảm thiết, hoặc nôn nóng trong vòng vài ngày thì có thể mèo cái đang động dục và sau 1 tháng, bạn phát hiện bụng mèo cương cứng, phồng to hơn thì có thể khẳng định mèo đã mang thai. Chắc hẳn, trong thời gian mèo mẹ sinh con, các bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về chăm sóc mèo đẻ - cẩm nang hướng dẫn chăm sóc mèo của Pety nhé!
Chăm sóc mèo đẻ - Giai đoạn trước khi sinh
1. Nếu phát hiện mèo mẹ mang thai, điều đầu tiên bạn cần làm đó là bổ sung chất dinh dưỡng cho mèo mẹ bằng cách tăng cường các đồ ăn, cho ăn uống tẩm bổ nhiều, ăn nhiều cơm (hoặc cháo... những thứ liên quan có chứa thành phần bột mì, protein) để có nhiều sữa.
2. Cần tránh những đồ ăn cay, mặn, chua chát… hoặc những đồ ăn dạng thô cứng. Cũng tuyệt đối không cho mèo uống thuốc hay tiêm bất cứ thứ gì để tránh ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng, sức khỏe của mèo con sau này.
3. Chỗ ở của mèo mẹ cũng cần chú ý phải luôn luôn được giữ ấm, để nơi rộng rãi tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc. Dựng cho nó một chỗ nằm kín, ấm, có thể sử dụng một cái hộp lót thêm miếng vải mềm trong ổ để sau khi sinh mèo mẹ sẽ không bị nằm lên con.
4. Đối với mèo cái mới sinh con, có rất nhiều thứ người nuôi cần chú ý. Từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, chỗ ngủ, không gian sống… Trong đó nhu cầu dinh dưỡng rất quan trọng đối với mèo mang thai. Bởi việc sinh sản sẽ khiến chúng mất sức rất nhanh.
Chăm sóc mèo đẻ - Giai đoạn trước khi sinh
5. Khi mèo có dấu hiệu sắp sinh, bạn cần có chế độ chăm mèo đẻ ngay. Cho mèo ăn nhiều hơn một chút. Trong quá trình sinh nở, mèo sẽ không ăn hay uống gì. Toàn bộ năng lượng của mèo mẹ đều tập trung cho việc sinh sản và tạo sữa để nuôi con.
6. Về ổ đẻ của mèo, bạn nên:
-
Tìm một cái hộp lớn (ước chừng có thể rộng thoáng cho một mèo mẹ và bốn mèo con, đồng thời tránh trường hợp mèo con bị mèo mẹ đè)
-
Đặt hộp vào nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời (vì khi đẻ xong mà để vào nơi tiếp xúc ánh nắng sẽ rất nóng), không để nơi có sắt thép, kim loại. Lót miếng vải trơn, mỏng (để mèo mẹ, mèo con nằm không bị nóng quá, lại êm)
-
Sữa bột và thìa riêng (sau khi đẻ phải múc sữa cho mèo mẹ liếm nhiều lần để lấy sức).
Chăm sóc mèo đẻ - Giai đoạn sau khi sinh
1. Nên chuẩn bị sẵn thức ăn ngay sau khi mèo sinh xong. Trong vài tiếng đầu sau khi sinh, mèo cái sẽ chưa ăn gì, nhưng sau đó chúng sẽ ăn rất nhiều. Do lúc này mèo mẹ đã mất khá nhiều năng lượng. Một số mèo mẹ khi nuôi con ăn nhiều gấp 4 lần so với bình thường. Theo các bác sĩ thú y, người nuôi nên chuẩn bị một khẩu phần ăn dinh dưỡng đặc biệt cho mèo. Thức ăn dinh dưỡng giúp cung cấp thêm Calo và kích thích sữa ra nhiều hơn.
2. Không dịch chuyển ổ mèo.
3. Nếu thấy mèo con bị dính bọng ruột ở rốn ( nhìn như bọng máu) mà mãi không dứt ra được thì phải lấy kéo con cắt đi (phải chờ đến khi dây ruột nối với cái bọng khô như cọng lá khô mới cắt) để mèo con có thể bú mẹ.
4. Để mèo mẹ chăm sóc mèo con một lúc, lấy thìa múc sữa ra thò tay vào trong để mèo có thể liếm trực tiếp. Cho mèo mẹ liếm nhiều nhất có thể. (làm hàng ngày)
5. Mèo mẹ một lúc sau sẽ ra khỏi ổ, phải cho mèo mẹ gặm xương gà mới bổ dưỡng, không thì cho ăn cá phải tách xương hộ mèo mẹ), xay nhuyễn cơm (hoặc thay bằng cháo), trộn với thức ăn để mèo mẹ lấy chất bột (có sữa)
Chăm sóc mèo đẻ - Giai đoạn sau khi sinh
6. Mèo mới sinh xong chị nên sưởi ấm cho mấy mẹ con nó, có thể chiếu đèn vào tổ, hoặc không chị mua cái túi chườm bằng cao su ý, đổ nước ấm vào rồi đặt trong tổ, không mèo mẹ bị lạnh sẽ ít sữa cho mèo con bú
7. Phải theo dõi mèo mẹ và mèo con lúc về đêm nên để chỗ thoáng tránh sương rơi vào, phải che chắn cẩn thận sao cho không bị bí quá.
8. Khi mèo mẹ tha con ra chỗ khác phải một mình theo dõi để xem nó tha đi đâu (có trường hợp mèo mẹ tha con bị rơi ra chỗ khác). Thậm chí mình có thể đem con nó ra chỗ nó muốn. Mèo mẹ sẽ không phản ứng với chủ đâu, như vậy sẽ tiện hơn trong việc chăm sóc.
9. Mèo con phải cho bú liên tục càng nhiều càng tốt (hơn 1 tháng). Mèo mẹ tách ra thường xuyên quá thì phải đem mèo con ra cho nó bú mèo mẹ (đến hơn 10 lần bú/ngày).
10. Mèo con được 1 tháng thì cho nó chơi trong nhà, mát, dễ chăm, dễ chơi đùa để tăng cường thể lực. Mèo con cai sữa, cho ăn cháo sườn liên tục trong 2 tháng để quen đường ruột rồi mới cho ăn cơm cả đầy đủ (thỉnh thoảng cho nó uống sữa)
11. Những lưu ý khi mèo con mở mắt: Khi chưa mở, phải để nó tự mở mắt, không được cố tình cậy mắt ra vì mèo con có thể bị mù. Vệ sinh mắt hàng ngày từ vài ngày sau khi mèo con ra đời bằng cách lấy giấy ăn hoặc lấy bông thấm nước sạch lau thật nhẹ nhàng quanh khoé mắt để lấy hết chất bẩn.
12. Tuyệt đối không tắm cho mèo mẹ lẫn mèo con ( từ lúc mèo mẹ có thai đến lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng)
13. Bạn có thể cho uống sữa Vinamilk không đường. Mua thêm thức ăn ướt cho mèo vị cá ngừ cho mèo ăn bạn ạ. Nhớ cho nó uống nước đầy đủ và giữ ấm nhé.
14. Hạn chế ăn đồ ngọt. Không ăn cay, chua,.. các loại có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá.
15. Đến ngày cho em mèo con đi tiêm phòng giun sán để em ý có sức đề kháng, khoẻ mạnh, sống lâu. (còn phải nhờ bác sĩ tốt tư vấn)
16. Mèo mẹ cho ăn nhiều cơm, cháo lúc nuôi con bú. Khi con cai sữa nên cho nó ăn nhiều cá, thịt.
17. Khi mèo mẹ đang nuôi con, tuyệt đối không cho bất cứ loài vật nào đến gần ( hoặc để nó nhìn thấy). Khi đó mèo mẹ sẽ phản ứng rất mạnh, dù bình thường khá hiền. (Phản ứng mạnh nhất: gây tử vong con vật kia, cắn chết con mình, chủ vào can sẽ bị nó cắn chảy máu gây nên sưng tấy (có thể gây bệnh nặng cho đến tử vong).
Trên đây là cẩm nang hướng dẫn chăm sóc mèo đẻ trước và sau sinh dành cho những chủ nuôi yêu mèo đặc biệt là những bạn mới bắt đầu. Hy vọng với những lưu ý và cách chăm sóc vậy cả mèo mẹ và mèo con nhà bạn sẽ luôn được khỏe mạnh.
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety