Chó Con Ăn Gì - Những Lưu Ý Về Thực Phẩm Cho Chó Con

Chó con ăn gì - Những loại thức ăn nên cho chó ăn, những loại thức ăn ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa của chó, thức ăn nên tránh đảm bảo sức khỏe cho chó

Cát Tường Avatar
Viết bởi Cát Tường Thứ Bảy, ngày 11 tháng 09, 2021
Chó Con Ăn Gì - Những Lưu Ý Về Thực Phẩm Cho Chó Con
Chó Con Ăn Gì - Những Lưu Ý Về Thực Phẩm Cho Chó Con

 Chó con ăn gì? - một câu hỏi mà bất cứ chủ nuôi nào cũng thắc mắc để đảm bảo cho chó con một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với sức khoẻ của chúng. Bạn cần phải tìm một loại thức ăn cho chó con có chất lượng cao phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của chó con. Tuy nhiên, chó con cũng sẽ có những thực phẩm không thể ăn được mà chủ nuôi phải cần lưu ý. Hôm nay Pety sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về những thực phẩm mà bạn nên và không nên cho chó con ăn để đảm bảo sức khỏe cho chó cưng nhà bạn.

Nên cho chó con ăn gì để phát triển tốt

Dinh dưỡng đối với cơ thể chó con gồm 6 chất chủ yếu: Nước, Carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin. Mỗi loại thực hiện 1 chức năng khác nhau trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng sai lầm, không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cún con như: suy dinh dưỡng, béo phì, chậm phát triển,… 

Rất nhiều nguồn thức ăn dành cho cún cưng cung cấp các chất bổ dưỡng tạo nên khẩu phần ăn đa dạng và đủ dưỡng chất như:

chó con nên ăn gì

Nên cho chó con ăn gì để phát triển tốt

  • Lúa mì – Ngũ cốc: Chó con có thể ăn lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Bạn không cần kiêng ngũ cốc cho chó hoàn toàn. Trên thực tế, các loại ngũ cốc như lúa mì và ngô là nguồn protein, chất xơ dồi dào và chứa cả những axit béo thiết yếu. Tuy nhiên, nếu chó nhà bạn mắc một số loại dị ứng thực phẩm nhất định, tốt không cho chúng ăn ngũ cốc. Hãy hỏi bác sĩ thú y để nhận được những khuyến nghị bổ ích.

  • Bánh mì: Thỉnh thoảng nên cho chó con ăn 1 ít bánh mỳ, bánh quy hay các loại bột dinh dưỡng cho trẻ em nấu chín sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cún con ăn ngon miệng hơn.

  • Thịt: Cho chó con ăn thịt bê, thịt lợn, tim gan bò cắt nhỏ nấu chín hoặc các loại thịt hộp.

  • Thịt gà, vịt: Cung cấp chất béo và vitamin nhóm B cho ăn ở dạng nấu chín.

  • Cá: Giàu chất đạm, vitamin, chất khoáng,… khi cho ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, đối với cá nhỏ phải rửa cẩn thận và nấu chín.

  • Rau: Cắt nhỏ, nấu chín không cho ăn khoai tây, lạc, ngô.

  • Các chất khoáng: Có thể sử dụng: Gluconat- canxi, Glixero, Photphat, đường Lacto canxi + Glixero photphat canxi, Tetravit, Trivit để bổ sung canxi và photpho, bột xương cho chó.

  • Các sản phẩm phụ khác: Gan, Dạ dày, lá lách, thực quản, phổi, vú,… là nguồn vitamin A, axit amin cần thiết có giá trị dinh dưỡng cho chó.

Chó con ăn gì? Những loại thức ăn không nên cho chó ăn bạn cần biết

Các loại thực phẩm chứa Xylitol

Có lẽ các bạn không còn xa lạ với “Kẹo gum không đường Xylitol” đúng chứ? Xylitol là một loại chất làm ngọt tự nhiên, có nhiều trong trái cây, rau củ. Xylitol thường được tìm thấy trong nhiều sản phẩm không đường như kẹo cao su, kẹo, kẹo bạc hà, các loại thực phẩm dành cho người tiểu đường và các sản phẩm chăm sóc răng miệng. 

Xylitol có vị ngọt như đường nhưng ít calo hơn khoảng 40%. Đó là lý do khi Xylitol đi vào trong cơ thể chó, nó sẽ giải phóng insulin, dẫn đến lượng đường trong máu chúng giảm mạnh. Phản ứng này khá nguy hiểm. Nếu cho chó ăn lượng thực phẩm chứa hàm lượng Xylitol lớn có thể dẫn đến suy gan, co giật và tổn thương ở não thú cưng của bạn.

Sô cô la, cà phê và cafein

Nếu còn đang thắc mắc về việc không nên cho chó con ăn gì thì sô cô la là một loại thức ăn 'cực độc' đối với chó vì nó chứa theobromine có thể dẫn đến tử vong. Đây là loại thực phẩm nguy hiểm không nên cho chó ăn. Trong sôcôla, cà phê và caffeine đều chứa methylxanthines – một hợp chất rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thú cưng. Ngay sau khi ăn các loại thực phẩm trên, methylxanthines có trong đó sẽ khiến vật nuôi bị nôn mửa, tiêu chảy kèm thêm một số triệu chứng khác như thở hổn hển, khát nước và đi tiểu liên tục, tăng động, nhịp tim bất thường, run rẩy, co giật và thậm chí tử vong.

không nên cho chó ăn socola

Sô cô la là một loại thức ăn 'cực độc' đối với chó vì nó chứa theobromine có thể dẫn đến tử vong

Lưu ý rằng sô cô la có phần trăm cacao càng lớn thì hàm lượng methylxanthines càng cao. Sô cô la trắng là loại có hàm lượng methylxanthines thấp nhất, trong khi loại sô cô la nướng lại chứa hàm lượng chất gây hại này cao nhất.

Download app pety

Hành, tỏi và hẹ

Tỏi, hành và hẹ là những nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong các món ăn của con người, nhưng đối với chó thì hoàn toàn ngược lại. Hành, tỏi, hẹ trong tất cả các dạng chế biến (thô, bột, nấu chín) đều có thể gây kích ứng đường tiêu hóa ở vật nuôi, khiến chúng trở nên biếng ăn và nước tiểu có màu cam hoặc đỏ sẫm bất thường. 

Dù là ở bất cứ dạng nào thì hành và tỏi cũng là hai loại gia vị tuyệt đối cần phải loại bỏ trong khẩu phần ăn của chó. Nếu ăn ít, chú chó của bạn sẽ bị ngộ độc với các dấu hiệu như mệt mỏi, uể oải, kém ăn, nôn mửa và khó thở. Còn nếu ăn phải một lượng hành, tỏi nhiều mỗi ngày, chúng sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu của chó và dẫn đến tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm.
Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tổn thương hồng cầu trong cơ thể chó. Tuy rằng hệ tiêu hóa của mèo dễ bị tổn thương hơn chó nhưng chó cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nếu chúng ăn bất kỳ loại thực phẩm nào trong số những thực phẩm kể trên.

Thịt sống, trứng sống và xương

Tuy chó là loài vật có bản năng hoang dã, nhưng đây cũng không phải là thực phẩm nên cho chó ăn. Các loại chó cảnh thường có sức đề kháng kém hơn nhiều so với chó bình thường. Do đó, nếu cho chúng ăn các loại thực phẩm tươi sống chứa nhiều giun, sán sẽ khiến chú cún dễ mắc các thể bệnh đường ruột nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong nếu bệnh nặng. Để biết không nên cho chó ăn gì, bạn cần phải nắm được các loại thực phẩm tươi sống chứa nhiều giun, sán dễ gây ra bệnh đường ruột như thịt sống, trứng sống. 

Ngoài ra, thức ăn cho chó cần loại bỏ xương, nhất là xương gà. Khi gặm xương, những chú cún có thể bị mắc xương ở cổ gây nguy hiểm tính mạng của nó. Trong khi hệ tiêu hóa của chó không đủ khả năng tiêu hóa và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong xương. Chó gặm xương có thể bị táo bón, tắc đường ruột. Xương cũng có thể làm chó bị nghẹn, bị hóc hoặc nếu xương bị gãy thành mảnh nhỏ, nó có thể bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc đâm thủng dạ dày thú cưng của bạn. Hiện nay, nhiều công ty cũng đã sản xuất xương gặm từ nguyên liệu tự nhiên để có thêm lựa chọn cho chủ nuôi chó thay thế xương động vật.

Nho tươi và nho khô

nho có thể gây suy thận ở chó

Quả nho (dù là nho tươi hay nho khô) thì cũng có thể dẫn đến bệnh lý suy thận ở chó

Quả nho (dù là nho tươi hay nho khô) thì cũng có thể dẫn đến bệnh lý suy thận ở chó với những triệu chứng đầu tiên là nôn mửa liên tục. Sau đó có trở nên mệt mỏi, uể oải và hôn mê dần. Theo ghi nhận, một số giống chó bị chết sau khi ăn nho khô, nhưng có loài chó lại hoàn toàn bình thường dù ăn tới cả kg nho khô. 

Do đó, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác liệu trong nho có tồn tại chất độc gây hại nào cho cơ thể của chó không. Nhưng tốt nhất là chúng ta không nên cho chó ăn nho tươi lẫn nho khô để tránh các bệnh liên quan đến thận hoặc suy thận.

Đồ ăn vặt có muối và mặn

Nếu bạn cho chó ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều muối như khoai tây chiên và bánh quy có thể dẫn đến tình trạng chó thường xuyên bị khát nước và đi tiểu quá nhiều. Nếu hàm lượng muối trong thực phẩm quá cao và bị tích tụ trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến ngộ độc ion natri ở vật nuôi. Những loại thức ăn này rất dễ dẫn đến tình trạng sình, chướng bụng, khó tiêu và tái lên men trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn mặn khiến chó rụng lông nhiều hơn. Do đó, chúng cũng nằm trong danh sách thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc “Không nên cho chó ăn gì?”

Một số dấu hiệu đặc trưng cho thấy thú cưng của bạn có thể đã tiêu thụ quá nhiều muối bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, trầm cảm, run rẩy, tăng nhiệt độ cơ thể, co giật và thậm chí tử vong. Ngoài việc chủ động không nên cho chó ăn nhiều muối, bạn cũng cần kiểm soát lượng muối trong thức ăn hàng ngày, đề phòng trường hợp chúng ăn thức ăn của gia đình.

Các loại hạt

Các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt mắc ca) chứa lượng dầu và chất béo cao, có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí là viêm tụy ở vật nuôi. Theo một nghiên cứu của Mỹ, hạt mắc ca đặc biệt nguy hiểm cho vật nuôi. Chó ăn phải hạt mắc ca có thể mắc các triệu ứng sau: bị yếu 2 chân sau, nôn ói, cơ thể run rẩy. 

Những triệu chứng này có thể xảy ra 12 giờ sau khi chúng ăn các loại hạt này. Các chuyên gia cho rằng trong hạt mắc ca có tồn tại một loại nấm mốc có hại cho hệ tiêu hóa của chó và là nguyên nhân chính gây ra những bệnh nêu trên. Đối với những loại chó nhỏ, chỉ cần ăn 3 trái mắc ca cũng đủ khiến chúng gặp vấn đề. Chúng có thể gây ra suy nhược, trầm cảm, nôn mửa, run rẩy và tăng thân nhiệt cơ thể chó.

Rượu

Tuyệt đối không cho thú cưng của bạn uống bất kỳ loại rượu nào trong bất kỳ trường hợp nào. Rượu có tác dụng đối với gan và não của chó tương tự với cơ thể người, nhưng tất nhiên là sức chịu đựng của chó kém hơn rất nhiều. Chất cồn trong bia, rượu lại gây ảnh hưởng tiêu cực lên gan và não bộ của chú chó. Chỉ cần một chút cồn thôi cũng sẽ khiến cho chú chó của bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, suy nhược thần kinh, hôn mê, thậm chí là tử vong. Cơ thể chó con không tồn tại enzyme để phân giải các chất cồn như con người.Vì vậy, rượu là một trong những thực phẩm trong danh sách “Không nên cho chó ăn gì?”

Sữa và các sản phẩm từ sữa

sữa khiến chó bị rối loạn tiêu hoá

Sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ khiến cho chú chó của bạn bị rối loạn tiêu hóa

Nghe thì tưởng chừng vô hại như trên thực tế thì sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ khiến cho chú chó của bạn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng, ngứa ngáy đấy nhé. Nếu cho chú chó ăn một chút kem thôi, chúng sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng, ngứa ngáy.

Lõi ngô

Người nuôi hay có thói quen vứt cho chó xương hoặc các loại thức ăn thừa có hình dáng tương tự (như lõi ngô) để chó gặm cắn và mài răng. Lõi ngô và các loại thực phẩm tương tự nhìn qua có vẻ vô hại nhưng nếu chó lỡ nuốt phải sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường ruột và các biến chứng nghiêm trọng khác. Vậy nên người nuôi cần hết sức lưu ý và cân nhắc trong việc lựa chọn loại xương gặm an toàn cho đường tiêu hóa của chó.

 

Trên đây là những thực phẩm cần lưu ý khi cho chó ăn. Những loại thức ăn mà bạn nên cho chó ăn và cần loại bỏ khỏi danh sách thực đơn dành cho chú chó của mình. Cho đến lúc này, câu hỏi “Cho chó ăn gì?” đã được giải đáp rõ ràng rồi, hy vọng rằng bạn sẽ biết cách nuôi nấng và chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn nữa nhé. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dinh dưỡng cho người bạn bốn chân của mình hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được giải đáp.

Chia sẻ

Hình đại diện của Cát Tường

Viết bởi Cát Tường

Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020

Partnership & Communication Manager - Pety