Bị Chó Mèo Cắn Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Xử Lý Chi Tiết Nhất

Bị chó mèo cắn người phải làm sao? Tìm hiểu nguyên nhân chó mèo cắn người và cách xử lý chi tiết nhất.

Cát Tường Avatar
Viết bởi Cát Tường Thứ Tư, ngày 29 tháng 09, 2021
Bị Chó Mèo Cắn Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Xử Lý Chi Tiết Nhất
Bị Chó Mèo Cắn Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Xử Lý Chi Tiết Nhất

Từ lâu, chó mèo đã là thú cưng thân thiết trong nhiều gia đình. Tuy đây là những động vật khá khôn ngoan, thân thiện với người nhưng vẫn có thể xảy ra nguy cơ bị chó, mèo cắn khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chúng. Bị chó mèo cắn phải làm sao? Pety sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý chi tiết để phòng ngừa nguy hiểm ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến chó mèo cắn người

Hành vi cắn người là một cách thể hiện sự hung dữ và khó chịu ở chó mèo. Không chỉ những động vật xa lạ mới có nguy cơ làm thế mà ngay cả thú cưng trong nhà vẫn có thể cắn bạn. Chỉ cần tìm được nguyên nhân khiến chó mèo có hành động như thế thì bạn có thể thay đổi sự hung hăng này của động vật. Chó mèo hung dữ cắn người có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Thú cưng không quen thuộc với hành động của bạn

  • Cảm giác sợ hãi, lo lắng khiến chó mèo cắn người

  • Bản năng bảo vệ lãnh thổ của loài vật

  • Cơ thể động vật đang khó chịu, có dấu hiệu của bệnh

nguyên nhân khiến chó mèo cắn người

Có nhiều nguyên nhân khiến chó mèo cắn người

Chó mèo cắn người có nguy hiểm không?

Nuôi thú cưng là điều vô cùng thú vị, nó mang đến cho bạn nhiều điều vui vẻ trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên nếu bị chó mèo cắn người thì công việc này sẽ bớt thú vị đi đấy. Trong cơ thể chó mèo cũng chứa khá nhiều loại vi khuẩn, virus ký sinh, gây hại đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc phải. Vì vậy, nếu chẳng may bị chúng cắn phải, các loại vi sinh vật có hại này sẽ theo đường nước bọt, xâm nhập vào cơ thể. Những vết thương sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Mức độ nguy hiểm của hành động này còn tùy thuộc vào cơ thể thú nuôi, mức độ vết thương, đặc biệt xử trí đúng khi bị chó, mèo cắn là rất quan trọng.

Download app pety

Những động vật cần lưu ý khi tiếp xúc

Tất nhiên không phải động vật nào cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người. Có một số đối tượng chó mèo bạn cần đặc biệt để tâm, tránh để chúng cắn. Đó là:

  • Chó mèo mang về nuôi nhưng không rõ nguồn gốc.

  • Chó mèo đi lạc lâu ngày mới tìm về được.

  • Chó mèo xuất hiện các biểu hiện của bệnh như ốm, sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi...

  • Chó mèo chưa được tiêm phòng vaccine đầy đủ.

Bị chó mèo cắn phải làm sao?

Sơ cứu cơ bản ngay khi vừa bị chó mèo cắn

Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên miệng vết thương. Có thể buộc nhẹ lại để ngăn sự tiếp xúc không khí bên ngoài với vết cắn, tránh băng kín. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.

Đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra

Sau khi đã làm những bước sơ cứu ban đầu bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra vết cắn, hỏi bạn về vấn đề tiêm phòng và đưa ra biện pháp điều trị. 

  • Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi động vật đã cắn người. Vì vết thương do chó mèo cắn đều làm da bị rách, dễ nhiễm các loại tạp khuẩn. Đặc biệt là vi rút bệnh dại có thể lây lan qua nước bọt và vi rút uốn ván từ móng của chó mèo. Sau đó, tiến hành theo dõi động vật từ 5 -10 ngày, nếu chúng có bất cứ biểu hiện nào của bệnh dại thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra luôn. 

  • Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục... phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể động vật đó có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

bị chó mèo cắn

Cần đến cơ sở y tế kiểm tra khi bị chó mèo cắn

Nghỉ ngơi, điều dưỡng và quan sát thể trạng

Sau khi đã được bác sĩ kiểm tra và tiêm phòng, bạn cần nghỉ ngơi và chú ý các triệu chứng của bản thân. Nếu xuất hiện các biểu hiện lạ, nghiêm trọng như sốt cao, nôn mửa, co giật… thì cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

Trên đây là hướng dẫn của Pety về cách xử lý khi bị chó mèo cắn. Trong quá trình chăm sóc thú cưng bạn có thể gặp phải nhiều sự cố. Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc, vệ sinh cho chó mèo sạch sẽ để đảm bảo các mầm bệnh nguy hiểm sẽ không có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể chúng. Theo dõi Pety để đón đọc các bài viết khác về thú cưng.

Đặt hẹn chăm sóc thú cưng tiện lợi với Pety care

Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!

App Pety: https://link.pety.vn/download

Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005

Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168

 

Chia sẻ

Hình đại diện của Cát Tường

Viết bởi Cát Tường

Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020

Partnership & Communication Manager - Pety