Chó Nôn Mửa, Nguyên Nhân Và Các Xử Lý

Dù lý do nhỏ nhặt hay là nghiêm trọng đến mức nào thì việc cún nôn mửa là không hề bình thường. Bạn nên biết cách chăm sóc khi cún bị nôn và nhận biết khi nào cần đưa cún đến gặp bác sĩ thú y.

Pety Avatar
Viết bởi Pety Thứ Năm, ngày 13 tháng 02, 2020
Chó Nôn Mửa, Nguyên Nhân Và Các Xử Lý
Chó Nôn Mửa, Nguyên Nhân Và Các Xử Lý

Tại sao cún bị nôn?

Cún bị nôn mửa là hiện tượng các chất bị đẩy khỏi miệng một cách không mong muốn dưới lực tác động và co bóp của các cơ dạ dày. Nguyên nhân của việc này có thể đơn giản là do cún đã ăn nhầm một loại thức ăn nào đó hay ăn quá nhiều, quá nhanh trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nguyên nhân có thể phức tạp hơn như chúng bị nhiễm độc hay gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Đa phần nếu sen hiểu và nắm rõ được tình hình cũng như kịp thời xử lý thì thì sẽ không sao nhưng nếu để lâu có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí là rối loạn tiêu hóa.

Xử lý khi cún nôn mửa

Sau khi cún bị nôn bạn nên vỗ về để cún biết mình không làm gì sai. Bạn hãy giúp cún nằm xuống và nghỉ ngơi một cách thoải mái, tránh để cún gượng dậy hay đi lại. Nếu cún có vẻ lạnh bạn nên đắp chăn cho cún và quan tâm đến nó.

Tiếp theo bạn hãy lau sạch lông mình cho cún bằng khăn ấm và ướt. Bã nôn khi khô có thể khiến bộ lông dính bết nên bạn cần làm sạch lông cún ngay. Bạn chỉ nên lau sạch lông khi cún nghỉ ngơi được một lúc và ngừng lau ngay nếu cún tỏ ra khó chịu. Bạn có thể đặt đệm lót dành hoặc khăn cũ dưới cằm và xung quanh cún. Như vậy, nếu cún có nôn nữa cũng sẽ không làm bẩn thảm lót sàn. Điều này cũng giúp bé đỡ lo lắng rằng sẽ làm bẩn nhà khi nôn mà phải tìm chỗ nôn khác.

Khi cún đã nôn được một lần bạn cần tiếp tục quan tâm và theo dõi sát sao phòng trường hợp cún lại tiếp tục nôn. Tình trạng nôn mửa liên tục là dấu hiệu cho thấy bệnh tình nguy hiểm và sen cần đưa cún tới bác sĩ thú y. Các biểu hiện cún bắt đầu nôn trở lại bao gồm nôn khan hoặc phát ra âm thanh như mắc kẹt, tư thế gồng lên khó chịu,…

Download app pety

Nhận biết tình huống khẩn cấp

Có hai trường hợp khẩn cấp bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y ngay là khi bụng cún bị chướng lên và cún bị mất nước.  Các triệu chứng chướng bụng là cố gắng nôn nhưng không nôn được và chảy nhiều nước dãi. Cún cần được cấp cứu ngay khi bụng bị chướng, vì đây là tình trạng nghiêm trọng và có thể lấy đi tính mạng của cún chỉ sau vài tiếng nếu không được điều trị. Trong trường hợp cún bị mất nước, sen nên cho cún uống hỗn hợp điện giải pha với nước sạch. Các dấu hiệu mất nước thường thấy như: thở hổn hển liên tục, mắt khô hoặc trũng lại, đi đứng không vững,…

Nếu nguyên nhân gây nôn mửa ở cún là đơn giản và rõ ràng, chẳng hạn như ăn nhầm đồ, bạn có thể tập trung chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đưa cún đi khám thú y ngay nếu tình trạng nôn mửa của cún mãi không dứt.

Đặt hẹn chăm sóc thú cưng tiện lợi với Pety care

Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!

App Pety: https://link.pety.vn/download

Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005

Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168

Chia sẻ

Hình đại diện của Pety

Viết bởi Pety

Là thành viên Pety kể từ Thứ Hai, ngày 23 tháng 12, 2019

Ứng dụng thú cưng tiên phong tại Việt Nam