Bệnh Parvo Ở Chó - Cách Phòng Tránh Và Chữa Trị Hiệu Quả
Cách chữa bệnh Parvo cho chó - Những triệu chứng, hướng dẫn cách chữa trị, lưu ý khi chữa trị bệnh Parvo cho chó bảo vệ chó cưng của bạn, cẩm nang chăm sóc thú cưng.
Cách chữa bệnh Parvo cho chó như thế nào là đúng nhất? Đây là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng cướp đi tính mạng của thú cưng nhà bạn, vì vậy việc tìm hiểu về cách chữa trị Parvo ở chó được chủ nuôi quan tâm hết mực. Hãy cùng Pety tìm hiểu về cách chữa bệnh Parvo ở chó hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh Parvovirus ở chó là gì?
Bệnh Parvovirus ở chó tên khoa học là bệnh truyền nhiễm Canine parvovirus hay có thể hiểu là bệnh viêm ruột – dạ dày với khả năng lây lan nhanh chóng và bùng phát trên toàn thế giới.
Bệnh thường xảy ra ở những chú chó con (dưới 3 tuổi). Khả năng lây nhiễm cực cao, thường bùng phát khi thời tiết chuyển mùa, mưa – nắng thất thường, nóng – lạnh đột ngột. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này mà phụ thuộc vào sức đề kháng cũng như cách chăm sóc của chủ nuôi mà thôi.
Biểu hiện của bệnh Parvo trên chó
Các triệu chứng gây bệnh Parvo trên chó
Dạng đường ruột
Là dạng hay gặp và phổ biến nhất của bệnh Parvo trên chó, thường mắc ở chó nhỏ từ khoảng 5 – 10 tuần tuổi. Triệu chứng thường gặp là chó đi ngoài ra máu có mùi tanh khắm, chó nôn ói (chó ói ra bọt trắng, nặng có thể lẫn máu).
Dạng viêm cơ tim
Hay gặp ở chó con từ 4 – 8 tuần tuổi. Chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Ở dạng này con vật thường chết đột xuất khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Đây là dạng nguy hiểm nhất của bệnh Parvo trên chó.
Dạng viêm ruột kết hợp
Ở dạng này con vật chết nhanh sau 24h tính từ khi có triệu chứng đầu tiên, do tiêu chảy nặng, mất máu, mất cân bằng điện giải, sốc tim, phù phổi….
Cần làm gì khi chó mắc bệnh Parvo?
Chữa trị bệnh Parvo ở chó bằng việc điều trị nội trú
Tỷ lệ sống sót có thể chỉ đạt 9% nếu không được điều trị nhưng có thể cải thiện và đạt trên 80% nếu được chăm sóc ở các cơ sở chăm sóc thú y.
Trong phần lớn các trường hợp, việc điều trị nội trú sẽ được bác sĩ khuyến cáo, để đảm bảo sức khỏe của thú cưng luôn được theo dõi.
Phương pháp điều trị Parvo hiện tại tập trung vào điều trị các triệu chứng và phòng tránh nhiễm khuẩn thứ phát.
-
Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống nôn, thuốc bổ, thuốc kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng thứ phát. Thời gian này chó sẽ không ăn thức ăn thông thường. Vì đường ruột rất yếu không thể tiêu hóa thức ăn. Bạn nên sử dụng thuốc bổ để thay thế thức ăn thông thường.
-
Bác sĩ sẽ truyền nước cho chó để bổ sung lượng nước và chất điện giải đã bị mất đi do tiêu chảy, nôn mửa.
-
Khi chó đã qua cơn nguy kịch, có dấu hiệu hồi phục bác sĩ sẽ tập cho em ấy ăn thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, liên tục trong 7 ngày. Bác sĩ sẽ chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
-
Chó sau khi bị Parvo vẫn bị cách ly với những chú chó khác ít nhất trong vòng 2 tháng.
Cách chữa trị khi chó bị bệnh Parvo
Chữa trị bệnh Parvo ở chó tại nhà bằng cách dân gian
Chó bị Parvo không nên điều trị tại nhà. Vì có thể lây sang chú chó khác. Đặc biệt căn bệnh này cần phải theo dõi, truyền nước, bổ sung thuốc liên tục nếu không chó sẽ tử vong. Nhưng nếu nơi bạn sống không có bệnh viện thú y, phòng khám thú y thì có thể dùng phương pháp dân gian như lá ổi, nhọ nồi, lược vàng,… để chữa trị.
Sau đây Pety sẽ hướng dẫn bạn cách chữa bệnh Parvo ở nhà bằng lá ổi. Lá ổi có tính ấm, vị đắng, có công tiêu thũng, giải độc và cầm máu. Ngoài ra còn kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
-
Lấy 300gam lá ổi hoặc 2 vốc tay nấu với nước.
-
Để lửa nhỏ đun cho tới khi nước trong nồi còn lại 200 ml.
-
Vớt lá ra và lấy nước để nguội.
-
Dùng xi – lanh mới (bỏ đầu kim) bơm vào miệng chó.
-
Uống liên tục cách nhau 2 tiếng, mỗi lần chỉ cần 3-5ml
-
Uống liên tục trong thời gian từ 3-7 ngày, cho đến khi chó hồi phục
Bạn cũng có thể tìm cây nhọ nồi (cỏ mực) hoặc cây lược vàng giã nát và vắt lấy nước cho chó uống mỗi ngày từ 2 tới 3 lần mỗi lần 3-5ml. Cây nhọ nồi bỏ rễ và lấy những ngọn, lá già, còn cây lược vàng thì chỉ lấy lá.
Chữa trị bệnh Parvo ở chó tại nhà bằng thuốc tây
Ngoài cách trên, bạn cũng có thể ra tiệm thuốc và tìm mua 2 loại Tylocin và Colistin về tiêm cho chó. Nếu run tay hoặc không có kinh nghiệm tiêm thì nên mua dạng bột đóng theo gói, sau đó hoà nước và dùng ống xilanh bơm vào miệng chó.
Những lưu ý khi chữa bệnh parvo cho chó
Chế độ ăn uống
-
Tuyệt đối ko cho ăn gì cả nếu chúng đang mệt.
-
Tuyệt đối chỉ cho chó ăn cháo loãng nấu với một chút muối, tránh đồ nhiều mỡ, khó tiêu
-
Có thể bổ sung thêm các loại vitamin để hỗ trợ đến khi nào bé đã thật sự khỏe mạnh thì mới từ từ cho ăn lại.
Vệ sinh môi trường xung quanh
-
Luôn giữ cho chó được khô ráo. Dùng máy sấy làm khô lông hoặc dùng khăn mềm lau thật sạch, thật khô nếu chó có bị ướt
-
Cách ly chó bệnh với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng. Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước.
-
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó. Lau dọn chỗ ở ngay nếu chúng bị tiêu chảy.
Hạn chế đưa chó tới những khu vực mắc bệnh
-
Những nơi từng có chó nhiễm bệnh hoặc tập trung đông chó lạ, chó hoang thì bạn cần tránh xa. Điều này sẽ khiến chó nhà bạn có thể mắc bệnh từ những con vật trung gian khác.
-
Tránh để chó tiếp xúc với phân của những con chó lạ, chó hoang
Pety đã cung cấp những thông tin về bệnh Parvo cũng như cách chữa bệnh Parvo ở chó. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc cho thú cưng của mình tốt hơn.
Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!
App Pety: https://link.pety.vn/download
Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005
Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety