Các Bệnh Ký Sinh Thường Gặp Ở Chó Mèo
Tìm hiểu về các bệnh ký sinh ở chó mèo thường gặp và hướng dẫn cách phòng tránh bệnh cho chó mèo.
Bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi là căn bệnh phổ biến nhất ở chó, mèo. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra những nguy hiểm về tính mạng cho thú cưng, đặc biệt là giai đoạn thú cưng còn nhỏ. Cùng tìm hiểu bệnh ký sinh trùng ở chó mèo thường gặp qua bài viết dưới đây của Pety nhé.
Nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh ở chó mèo
Sự ký sinh của các loài trên cơ thể chó mèo gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của vật nuôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ký sinh ở thú cưng, thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:
-
Lây nhiễm qua vật chủ trung gian: Những con muỗi, ve khi cắn vật nuôi nhiễm bệnh có thể mang theo ấu trùng của loài ký sinh đó lây sang các vật nuôi khác trong quá trình hút máu.
-
Lây nhiễm qua tiếp xúc với đồ vật, dịch tiết có chứa ký sinh trùng: Thú nuôi khi liếm, nuốt phải các đồ vật, dịch tiết, thức ăn có ký sinh trùng cũng sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
-
Lây nhiễm từ mẹ sang con: Quá trình mang thai, nếu chó mèo mẹ bị nhiễm ký sinh trùng thì chó mèo con hoàn toàn có thể bị bệnh.
-
Tiếp xúc trực tiếp với sinh vật gây bệnh: Nhiều loài ký sinh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc cơ thể bên ngoài giữa chó mèo với nhau.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ký sinh ở chó mèo
Các bệnh ký sinh thường gặp ở chó mèo
Bệnh giun tim
Bệnh giun tim ở chó, mèo là một căn bệnh có thể dẫn đến tử vong cao ở vật nuôi. Bệnh do loài giun chỉ ký sinh sống trong các động mạch tim và phổi của con vật bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do đường máu từ muỗi, ve… Triệu chứng bệnh thường thấy là khó thở, ho, nôn, sụt cân, sức khỏe trở nên yếu đi, bơ phờ và mệt mỏi, ít vận động.. Trường hợp bệnh nặng hơn sẽ khiến da bị xỉn màu, bị rụng lông rất nhiều, các chân bị lở loét, mắt bị tổn thương, cơ thể bị mưng mủ và có mùi hôi tanh. Những con giun lây lan thông qua các động mạch máu đi đến phổi và tim gây ra những căn bệnh nguy hiểm như suy phổi, suy tim và ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Do vậy cần có các biện pháp phòng chống, nhận biết triệu chứng và chữa trị cho vật nuôi càng sớm càng tốt.
Bệnh giun sán
Bệnh giun sán là một căn bệnh do loài giun tròn như giun đũa, giun móc, giun lươn ký sinh trong đường ruột, gan. Nguyên nhân lây truyền chủ yếu do đường miệng, tiếp xúc với đồ vật, thức ăn có ấu trùng giun. Một nguyên nhân khác là bị lây nhiễm từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ. Dấu hiệu ban đầu của bệnh là chướng bụng, đau bụng dữ dội, cơ thể gầy yếu, lông trở nên xơ xác, chó mèo thường ngứa ngáy, cắn gãi trên da như bị ve rận. Sau khi bệnh nặng hơn, lưỡi của thú cưng sẽ trắng bệch, bị tiêu chảy ra phân đen và có máu, phân có mùi tanh thối, da bị nhăn nhúm lại, thở phập phồng. Bệnh gây phá hoại các hệ tuần hoàn và bạch huyết dẫn đến nguy hại đến các hệ thống nội tạng của chó mèo Bệnh có khả năng gây tử vong cho thú cưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh nhiễm trùng máu
Tuy là một căn bệnh không phổ biến nhưng nhiễm trùng máu lại rất nguy hiểm. Đây là căn bệnh do nhiễm ký sinh trùng bọ ve ở các mạch máu phổi, gan, lá lách, thận và não của thú cưng. Thông thường, chó mèo sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh ở đường hô hấp, ớn lạnh, sốt và hôn mê. Chó mèo sẽ ăn không ngon, vàng da, bị mất nước và có dấu hiệu trầm cảm. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi nhiệt độ cơ thể của mèo tăng và và huyết áp thấp bất thường. Nếu không được chữa trị kịp thời nhiễm trùng máu sẽ nhanh chóng chuyển biến thành sốc nhiễm trùng và không còn khả năng cứu chữa.
Bệnh ký sinh trùng bọ chét
Đây là bệnh ký sinh thường gặp nhất ở chó mèo.Bọ chét trưởng thành hút máu ký chủ, chúng lây nhiễm cho vật nuôi khác bằng cách di chuyển sang cơ thể vật nuôi hoặc để trứng bọ chét dính trên các đồ vật thường ngày. Triệu chứng của bệnh là chó mèo thường xuyên gãi ngứa, khó chịu, xuất hiện các vết cắn bất thường trên da. Tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng lây lan rất nhanh, khó có thể tiêu diệt hết mầm bệnh nếu bọ chét đã phát triển quá nhiều.
Phòng ngừa các bệnh ký sinh ở chó mèo
Các bệnh ký sinh ở chó mèo tuy khó phát hiện nhưng lại dễ phòng ngừa hơn các loại bệnh khác. Điều quan trọng là bạn cần giữ cho thú cưng luôn được sạch sẽ.
-
Vệ sinh sạch sẽ: Môi trường sạch sẽ là điều quan trọng để phòng ngừa bệnh ký sinh. Bạn nên dọn dẹp khu vực nhà ở, các đồ chơi của thú cưng, giường ngủ, bát ăn… một cách thường xuyên. Có thể phụ thuốc khử khuẩn, tắm rửa cho chó mèo bằng sữa tắm chuyên dụng nữa.
-
Khám định kỳ thường xuyên: Nhiều chủ nuôi không quá để ý đến việc cho thú cưng đi khám định kỳ nhưng đây lại là cách làm tốt để phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời. Như vậy, quá trình chữa bệnh cũng dễ dàng và đỡ tốn chi phí hơn.
-
Tránh để thú cưng tiếp xúc với động vật lạ: Các ký sinh trùng lây nhiễm qua việc tiếp xúc giữa cơ thể thú cưng rất phổ biến. Vậy nên khi cho chó mèo ra ngoài bạn không nên để các bé tiếp xúc quá gần nhau.
Tránh để chó mèo tiếp xúc với động vật lạ để phòng ngừa bệnh ký sinh
Trên đây là những thông tin về bệnh ký sinh ở chó mèo thường gặp. Tìm hiểu về các căn bệnh này giúp bạn có thêm kiến thức về sức khỏe vật nuôi, giúp việc chăm sóc thú cưng hiệu quả hơn. Theo dõi Pety để đón đọc các blog khác về thú cưng nhé.
Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!
App Pety: https://link.pety.vn/download
Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005
Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety