Tiêm Vắc Xin Muộn Cho Chó Có Sao Không? Cần Lưu Ý Những Gì?
Cẩm nang tiêm vắc xin cho chó, tiêm vắc xin muộn có sao không, các mũi tiêm vắc xin cần thiết cho chó và lưu ý khi tiêm vắc xin cho chó.
Khi đem một chú chó về nhà đã luôn cần được bạn quan tâm, chăm sóc. Việc đảm bảo một chế độ ăn uống tốt và cung cấp cho chó một chỗ ngủ ấm áp mỗi ngày luôn là những việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, việc tiêm vắc-xin cho chú chó nhỏ những năm đầu đời cũng đặc biệt quan trọng nhưng đôi khi chúng ta quên lịch tiêm phòng cho chó, vậy tiêm vắc xin muộn có sao không? Bài viết hôm nay cùng Pety giải quyết vấn đề này nhé.
Tiêm vắc xin muộn có sao không? Những lý do bạn không nên tiêm vắc xin muộn cho chó
-
Tiêm phòng cho chó nhằm giúp bảo vệ chú chó khỏi một số bệnh đặc biệt nguy hiểm như bệnh Carê, bệnh Parvo và nhiễm trùng đường hô hấp.
-
Các Sen tránh các phương pháp điều trị tốn kém vì tỷ lệ chó bị nhiễm bệnh sau khi tiêm phòng thấp.
-
Hơn nữa, tiêm vắc-xin cho chó của bạn cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ cộng đồng của chúng ta khỏi các bệnh lây truyền như bệnh dại.
-
Tiêm vắc xin cho chó giúp cho chúng tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng phát triển toàn diện hơn đặc biệt đối với những chú chó đang trong giai đoạn phát triển, tiêm đủ vắc xin giúp cho chó khỏe mạnh, ổn định thể chất hơn
Các mũi tiêm vắc xin cần thiết cho chó
Mũi tiêm bệnh Care cho chó
Carê là một loại virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho đường hô hấp và hệ thần kinh trung ương của chó. Bệnh Care ở chó lây truyền thông qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của cơ thể. Hoặc gián tiếp như tiếp xúc với các dụng cụ nuôi nhốt, bát thức ăn, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Chó bị nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng ủ rũ, chán ăn, nhiệt độ cao, mắt đỏ, có nước mũi, rỉ mắt màu xanh, tiêu chảy, yếu sức. Tiêm cho chó khi chúng được 8 tuần tuổi, mũi 2 và mũi 3 nên được tiêm cho chó ở tuần thứ 10 và tuần thứ 12
Mũi tiêm bệnh Parvo cho chó
Bệnh Parvo ở chó được lây truyền thống qua phân, thức ăn, nước uống hay vật dụng của chó nhiễm bệnh. Khi chó bị nhiễm bệnh thường có các triệu chứng như đi phân lỏng có lẫn máu mùi hôi tanh. Chó sẽ bị mất nước rất nhanh. Sau đó là co giật và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tiêm cho chó khi chúng được 8 tuần tuổi, mũi 2 và mũi 3 nên được tiêm cho chó ở tuần thứ 10 và tuần thứ 12
Mũi tiêm bệnh viêm gan cho chó
Bệnh viêm gan lây truyền thông qua thức ăn bị nhiễm mầm bệnh từ phân, nước tiểu hay nước dãi của chó bị bệnh. Khi mắc bệnh chó thường có các triệu chứng như chó biếng ăn , ủ rũ, sốt, mệt mỏi, mắt đỏ, tế bào bạch cầu thấp. Chó có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như đông máu, bụng phình to. Một số trường hợp tử vong do bệnh phát triển nặng. Tiêm cho chó khi chúng được 8 tuần tuổi, mũi 2 và mũi 3 nên được tiêm cho chó ở tuần thứ 10 và tuần thứ 12
Mũi tiêm bệnh dại cho chó
Bệnh dại gây viêm não ở chó. Đây là một trong số ít bệnh mà chủ nuôi có thể mắc phải từ chó của họ. Bệnh lây truyền từ nước dãi của chó bị bệnh thông qua các vết thương hở. Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người và nguy hiểm đến tính mạng. Chó bị nhiễm bệnh sẽ có các biểu hiện thần kinh bất thường. Bệnh được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là hung dữ, giai đoạn 2 là bại liệt.
Khi chó bị bệnh ở giai đoạn 2 thì sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, cơ bắp bại liệt, cơ hàm cứng làm cho chó không thể ăn uống. Dân gian thường gọi là bệnh “sợ nước”. Chó đã mắc bệnh dại thì không thể không thể lên lịch tiêm phòng cho chó và chữa trị. Bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ có thể hỗ trợ theo tình trạng. Người bị lây bệnh dại cũng có những biểu hiện gần giống như ở chó.
Vắc xin bệnh dại nên được tiêm cho chó con khi chúng được 12 tuần tuổi. Nên tiêm mũi thứ hai cho chúng khi chúng được 6 tháng tuổi.
Tại sao nên tiêm vắc xin cho chó đúng ngày?
Chó con cần được tiêm phòng mũi 1 trước 16 tuần tuổi. Sớm nhất là khi được 35 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 2 bệnh), 45 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 5 bệnh) và 2 tháng tuổi trở lên (áp dụng cho mũi 7 bệnh). Và tiêm mũi 2 cách mũi đầu tiên 21 ngày. Tiêm mũi 3 cách mũi thứ 2 là 21 ngày. Hoàn thành tiêm phòng 3 mũi trước tuổi trưởng thành là 1 năm tuổi để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng tốt nhất.
Nên tiêm vắc xin cho chó đúng lịch
Lưu ý: bạn cần nắm rõ lịch tiêm để tiêm đúng ngày nếu bị sai lệch sẽ dẫn tới nhiều rủi ro khác cho chó của bạn đồng thời thuốc sẽ không còn hiệu quả và tác dụng như ban đầu nữa. Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng vẫn có thể xâm nhập và gây hại cho cún cưng.
Những lưu ý bạn cần biết khi tiêm vắc xin cho chó
Tiêm vắc xin đúng ngày cho chó giúp sức khỏe cho chúng khỏe mạnh và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật nhưng bạn cũng cần phải lưu ý vài điều dưới đây để tránh xảy ra trường hợp xấu khi tiêm vắc xin cho thú cưng của mình nhé.
-
Không nên tiêm vắc xin cho chó khi chúng có tình trạng sức khỏe xấu, đặc biệt khi bị nhiễm bệnh hoặc nội ký sinh trùng. Hãy đảm bảo sức khỏe của chó tốt rồi bạn hãy cho chó tiêm vắc xin.
-
Bạn nên đưa thú cưng tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.
-
Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm; Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.
-
Bạn nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ thú ý khi tiêm vắc xin cho chó vì chỉ có bác sĩ mới thật sự hiểu rõ thú cưng nhà bạn, không nên tiêm tùy tiện sẽ không có tác dụng thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Bài viết hôm nay đã giải đáp cho bạn vấn đề tiêm vắc xin muộn có sao không, vì sao bạn nên tiêm vắc xin cho thú cưng của mình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đủ cho bạn các kiến thức cần thiết để bạn có thể chăm sóc và tiêm vắc xin đúng ngày cho chú chó của mình nhé. Cùng theo dõi Pety để đọc được các bài viết bổ ích và thú vị nhé!
Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!
App Pety: https://link.pety.vn/download
Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005
Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety