Chuẩn Bị Khi Nuôi Chó Con
Nuôi chó con cần rất nhiều sự chuẩn bị của bạn, nhưng niềm vui bạn nhận được sẽ vô cùng xứng đáng. Bài viết hé lộ 5 bước cơ bản để chuẩn bị khi nuôi chó con!
Khoảnh khắc rinh một bé cún mới về nhà cũng đánh dấu bước ngoặt thay đổi trong cuộc đời của những con Sen. Nuôi chó con cần rất nhiều công sức, nhưng đồng thời thì những bé thú cưng này cũng mang đến rất nhiều niềm vui cho thế giới của bạn đấy. Không để bạn chờ lâu nữa, Pety sẽ tiết lộ 5 bước nuôi chó con cơ bản ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bước 1: Trang hoàng lại tổ ấm của bạn để đón chó con
Trước khi rước một em cún về nhà, bạn cần phải đảm bảo rằng ngôi nhà của bạn đủ an toàn cho bé cún như cách bạn đảm bảo an toàn khi đưa một em bé mới sinh về nhà.
Trước hết, đảo mắt trong khắp các căn phòng, và tưởng tượng rằng với tầm nhìn của chó con, thì những ổ điện, hãy những vật dụng dễ vỡ đã ngoài tầm với của bé cún chưa. Nên nhớ rằng bé cún có thể nhảy, leo trèo, gặm, và cào bất kể đồ vật nào trong nhà, vậy nên hãy để những thứ bạn không muốn chú chó con nghịch khuất tầm mắt của chú, hoặc khóa chặt trong một ngăn tủ nhé.
Bước 2: Đặt tên cho chó con
Hãy chọn những cái tên “kêu” một chút (như Bi, Jack, Jasper,...), và lưu ý là đừng đặt tên quá dài khi nuôi chó con. Thường thì bạn nên chọn một cái tên dễ gọi và đơn giản để chó con hiểu rằng bạn đang nhắc đến em ấy. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt cho bé thú cưng những cái tên có âm tiết gần giống với những mệnh lệnh cơ bản mà bạn định dạy bé sau này (như Lại đây, Ngồi xuống, Nằm,…). Sau khi đặt tên cho bé cún, hãy nhất quán khi gọi tên bé ấy, để tránh trường hợp bé cún trở nên bối rối khi không biết bạn đang muốn nhắc đến điều gì.
Bước 3: Chuẩn bị vật dụng thiết yếu cho chó con
Khi nuôi chó con, bạn sẽ cần phải lưu tâm đến những vật dụng để chăm sóc bé, có thể kể đến như dây xích và vòng cổ cho chó, bát đựng nước và thức ăn, hoặc đồ chơi để bé gặm mỗi khi ngứa răng. Một vài vật dụng trong số này có thể được tái sử dụng, còn một vài thứ có thể cần thay mới khi bé cún của bạn dần trưởng thành. Vòng cổ cho chó có thẻ mua loại dễ điều chỉnh kích cỡ, cũi thì nên mua loại lớn một chút để dùng kể cả khi bé trưởng thành.
Hãy mua dây xích có thể điều chỉnh kích cỡ để có thể tái sử dụng khi chó trưởng thành
Bước 4: Chọn đồ ăn phù hợp để nuôi chó con
Trước khi lựa chọn đồ ăn cho chó con, hãy nghiên cứu thật kỹ xem loại thức ăn nào sẽ phù hợp với giống chó nào. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y, hoặc những con sen kỳ cựu khác để có những quyết định chọn mua thức ăn sáng suốt hơn.
Hiện tại có vô vàn lựa chọn khi quyết định xem thú cưng của bạn nên ăn gì. Có người chuộng cho chó ăn loại thức ăn cao cấp, trong khi có những người thì thấy rằng cứ cho bé cún ăn theo mức tiêu chuẩn là đủ rồi. Ngoài ra, việc tự nấu thức ăn, hoặc cho chó ăn đồ tươi sống cũng khá phổ biến trong những năm gần đây.
Trong khi tìm hiểu về những nhãn hiệu thức ăn khác nhau, bạn hãy cân nhắc đến cả chất lượng và dưỡng chất có trong những loại đồ ăn, Liệu nó có phù hợp cho sự phát triển của bé cún không? Đây có phải công thức cho chó trưởng thành? Thành phần trong món đồ này có nhiều chất bảo quản không? Đồ ăn nuôi chó con nên đảm bảo vệ mặt dinh dưỡng và hợp khẩu vị cho thú cưng của bạn.
Nghiên cứu kỹ trước khi lựa chọn mua thức ăn cho chó con
Bước 5: Tiêm phòng cho chó con
Tiêm phòng giúp bảo vệ cho chú chó của bạn khỏi những bệnh có thể gây tử vong ở chó. Cũng như trẻ con, việc tiêm vaccine cho chó con là một trong những việc quan trọng cần làm trong những năm đầu đời của bé cún. Bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ thú y để đề ra kế hoạch tiêm phòng phù hợp nhất cho thú cưng của bạn nhé.
Bạn có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho chó như sau
Mũi 1: từ 6 – 8 tuần tuổi
Loại Vacxin 5 bệnh:
– Phòng bệnh Care (do virus Paramyxovirus trong hệ bài tiết): gây chán ăn, ủ rủ, mắt đỏ, tiêu chảy, có nước mũi, rỉ mắt xanh…nếu nặng có thể tử vong.
– Phòng bệnh Parvo (do virus Parvo hoặc Corona trong thức ăn, nước uống gây ra): chó đi phân lỏng, có lẫn máu có mùi hôi tanh.
– Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm (do virus Adenovirus gây ra): gây ủ rũ, mệt mỏi, bụng phình to.
– Phòng bệnh ho cũi chó và cúm.
Mũi 2: từ 10 – 12 tuần tuổi
Vacxin 7 bệnh tương tự mũi 5 bệnh nhưng có phòng thêm 2 bệnh là:
– Bệnh Lepto (do vi khuẩn Leptospira xâm nhập qua vết thương hở): gây ủ rũ, chán ăn, thường nôn và đi phân lỏng.
– Bệnh Corona (do virus Coronavirus trong ruột non gây nên): gây nôn mửa và tiêu chảy.
Mũi 3: từ 12 – 14 tuần tuổi
Vacxin phòng bệnh Dại
Phòng bệnh dại (do virus Rhabdovirus lây truyền qua nước dãi và vết cắn của chó): khiến chó trở nên hung dữ bất thường và sau đó bị bại liệt. Bệnh có thể lây truyền qua người nên rất nguy hiểm.
Mũi 4: 1 năm tuổi
Nhắc lại mũi 2 (mũi vacxin 7 bệnh)
Không bắt buộc nhưng nên tiêm để chó có sức đề kháng tốt nhất.
Với những kiến thức vừa cung cấp, Pety hy vọng bạn đã có những “trạng bị” kỹ hơn trước khi nuôi chó con. Hãy đón chờ các bài blog tiếp theo để biết thêm về thế giới thú cưng cùng Pety nhé!
Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!
App Pety: https://link.pety.vn/download
Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005
Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168
Viết bởi Cát Tường
Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020Partnership & Communication Manager - Pety