Bệnh Dại Ở Chó Và Những Điều Cần Biết

Tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân, thời gian phát triển của bệnh dại ở chó. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh dại ở chó hiệu quả.

Cát Tường Avatar
Viết bởi Cát Tường Thứ Hai, ngày 27 tháng 09, 2021
Bệnh Dại Ở Chó Và Những Điều Cần Biết
Bệnh Dại Ở Chó Và Những Điều Cần Biết

Bệnh dại ở chó là nỗi ám ảnh của mọi người chủ nuôi thú cưng. Đây một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Chúng không chỉ gây nguy hiểm cho vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến con người. Cùng tìm hiểu về căn bệnh đáng sợ này qua bài viết dưới đây của Pety nhé.

Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm

Bệnh dại ở chó là căn bệnh truyền nhiễm lây từ cá thể này qua cá thể khác. Trong thời gian ủ bệnh, chó thường chỉ có biểu hiện mệt mỏi hoặc không muốn ai chạm vào người. Sau thời gian ủ bệnh, bước vào giai đoạn phát bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn như:

  • Chó thường lờ đờ, nước dãi chảy nhiều, con ngươi mắt thường bị kéo màng xuống và hơi có màu đục.

  • Cơ thể cún mệt mỏi, thường nằm yên một chỗ. Nếu có đi thì chân run rẩy loạng choạng.

  • Khi phát bệnh dại, những chú chó sẽ có tính tình cáu gắt, cắn phá đồ đạc và không cho con người chạm vào người.

  • Thỉnh thoảng chó sẽ lên cơn co giật và động kinh khắp người.

  • Khi chó bước vào giai đoạn cuối của bệnh dại, chúng sẽ nằm yên, miệng không thể ngậm và chảy rất nhiều dãi và sẽ chết sau khoảng vài giờ.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh dại ở chó

Bệnh dại được gây ra bởi một loại virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae được tìm thấy trên toàn thế giới. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus bệnh dại  sẽ cố gắng đi về hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống để gây tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho vật chủ của chúng không thể kiểm soát được thần kinh của mình. Loại virus này chủ yếu đi vào cơ thể vật nuôi qua các vết thương hở qua 2 con đường là trực tiếp và gián tiếp.

  • Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp: Bệnh dại ở chó được lây nhiễm khi chó cưng của bạn bị cắn, hay bị thương bởi các loài động vật bị bệnh dại khác.

  • Nguyên nhân gây bệnh gián tiếp: Người và chó cũng có thể bị virus này xâm nhập qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lạnh bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.

Sự phát triển của bệnh dại ở chó

Bệnh dại ở chó có thời gian ủ bệnh khá dài (từ 5 - 60 ngày) nên rất khó phát hiện. Sau thời gian ủ bệnh, virus sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương và bắt đầu lây lan. Kể từ lúc phát bệnh, những chú chó bị bệnh dại thường chỉ sống được 3 – 5 ngày. Khi phát bệnh, bệnh dại ở chó được chia làm 2 loại là thể điên cuồng và thể tê liệt.

Thể điên cuồng

Triệu chứng chó dại điên cuồng được đặc trưng bởi sự thay đổi hành vi cực đoan bao gồm các hành vi đào thoát, chiếm hữu và tấn công. Ngoại hình chó dại chuyển biến xấu, hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi liên tục chảy và sùi bọt mép trắng. Chó dại sẽ tìm mọi cách để thoát ra ngoài dù cho có bị nhốt trong lồng hay xích sắt, chúng vẫn cố gắng cào, cắn xé. Cơ thể chó suy nhược rất nhanh, thoạt trông chẳng khác gì những bộ xương khô rồi dần những cơn điên sẽ chuyển sang thể bại liệt, chó yếu dần rồi chết.

Thể tê liệt

Sau khi trải qua thể điên cuồng thì chó sẽ bị thể tê liệt, nhưng vẫn có trường hợp chó sẽ đi thẳng đến thể tê liệt. Lúc này vật nuôi rất ít khi điên loạn lên, mà chỉ buồn bã ủ rũ, chui vào xó nhà. Cơ mặt của chó bị liệt khiến cho hàm của chúng trễ đi, không khép mõm lại được, nước dãi chảy tự do, không thể cắn hay xé bất cứ thứ gì. Chúng không di chuyển được do các chi bị liệt hoàn toàn, đôi khi liếm chân, tay chủ rồi 3 đến 5 ngày sau sẽ qua đời.

Những điều cần làm khi phát hiện chó bị dại

Khi phát hiện cún cưng có những biểu hiện bất thường bạn nên trông giữ bé cẩn thận, có thể nhốt lại trong không gian riêng và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp cún chỉ mới bị cắn bởi vật nuôi khác thì hãy liên hệ với bác sĩ thú y để xử lý vết thương một cách an toàn. Đừng vì quá lo lắng mà tự rửa vết cắn cho chó, điều này có thể khiến tình trạng tệ hơn. Nếu bạn phát hiện ra chó hoang hay chó chạy rông ở bên ngoài có những biểu hiện bất thường giống với triệu chứng của bệnh dại, hãy gọi cho cơ sở thú y gần nhất hoặc trạm kiểm soát động vật nhé.

Phương pháp phòng tránh bệnh dại ở chó

Tiêm phòng cho chó

Để phòng ngừa chó bị dại, cách tốt nhất là tiêm phòng dại cho cún. Khi cún được 4 tuần tuổi bạn nên đưa chúng đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng, lặp lại mũi tiên mỗi năm một lần. Do căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên đây là phương pháp duy nhất để cún không mắc phải virus.

Cho cún đi tiêm phòng để phòng tránh bệnh dại ở chó

Cho cún đi tiêm phòng để phòng tránh bệnh dại ở chó

Vệ sinh cũng rất quan trọng

Vệ sinh cũng là một khâu rất quan trọng. Dù là phòng bệnh nào, vệ sinh nơi ở của chó vẫn là điều tất yếu. Nơi ở sạch sẽ tạo một môi trường không cho vi khuẩn và virus phát triển. Nên tắm cho chó theo lịch để ngăn vi khuẩn phát triển lâu dài.

Có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp

Một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp sẽ giúp cún khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Khi bạn đưa cún đi dạo hãy đảm bảo bé không xảy ra xung đột với những chú chó khác để phòng tránh lây nhiễm. Đối với những chú chó không may tử vong vì bệnh dại bạn cần xử lý đúng cách bằng phương pháp sinh hóa.

Trên đây là một số thông tin về bệnh dại ở chó. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc chó. Theo dõi Pety để đón đọc các blog khác về thú cưng bạn nhé.

Đặt hẹn chăm sóc thú cưng tiện lợi với Pety care

Pety Care - Chăm “Boss" khoẻ re! Đặt lịch hẹn ngay!

App Pety: https://link.pety.vn/download

Hotline/Zalo Chăm sóc khách hàng: 0964 665 005

Hotline/Zalo Bác sỹ thú y: 0925 677 168

Chia sẻ

Hình đại diện của Cát Tường

Viết bởi Cát Tường

Là thành viên Pety kể từ Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12, 2020

Partnership & Communication Manager - Pety

Bài Viết Liên Quan